CafeLand - Năm nay là một năm kỳ lạ đối với tất cả chúng ta. Giờ đây, hãy cùng xem qua những gì đã xảy ra với ngành bất động sản mà đại dịch đã gây ra.

Những tin tốt cho bất động sản

Nhu cầu của người dân đã tăng mạnh sau những lý do như lãi suất thấp hay việc nhiều người muốn rời khỏi những thành phố chặt chội. Giờ đây, cơ hội để sở hữu nhà của người dân đã tăng lên. Mặc dù vậy, để có thể tận dụng tỷ lệ lãi suất thế chấp cực thấp đó, người dân cần may mắn giữ được việc làm trong mùa dịch. Những người không thể đáp ứng các yêu cầu của từ ngân hàng hoặc các công ty tư nhân phần lớn vẫn phải đi thuê nhà.

Nhưng liệu doanh số bán nhà tăng cao có ảnh hưởng đến thị trường nhà cho thuê? Điều này dường như không xảy ra, trừ một vài thành phố lớn. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, mọi người có thể làm việc tại nhà hay bất cứ nơi đâu có internet. Nhìn chung, năng suất làm việc phần nào được cải thiện cũng như cha mẹ có thể ở gần con cái hơn. Vì thế, không gian văn phòng giờ đây đã không còn là điều quá quan trọng.

Thậm chí, ngay cả sau khi đại dịch được kiểm soát, nhiều người có lẽ sẽ không muốn quay trở lại văn phòng làm việc. Thời gian dài làm việc tại nhà khiến nhiều người lao động dần quen với nhịp sống đã thay đổi. Giờ đây, cái họ cần chính là không gian thoải mái tại nhà. Đối với những người đang ở tại các thành phố lớn, co-living, hay được hiểu là ở ghép, giờ đây đã mất dần đi tính phổ biến. Co-living cung cấp một trải nghiệm sống mới lạ với mức giá rẻ hơn đáng kể. Nhưng khi mà giá thuê nhà giảm, những lựa chọn này cũng dần biến mất.

Ngành công nghiệp cho thuê văn phòng thương mại cũng đã thay đổi. Một cuộc khảo sát cho thấy phần lớn người lao động không muốn quay trở lại văn phòng làm việc. Những người muốn tiếp tục làm việc trong một văn phòng có thể được bố trí ở những chi nhánh nhỏ để tránh tập trung đông người. Việc các công ty đang đàm phán lại hợp đồng thuê văn phòng và cắt giảm diện tích trong khi nhân viên của họ tiếp tục làm việc tại nhà đang thay đổi bộ mặt của thị trường văn phòng thương mại.

Các chủ đầu tư của nhiều tòa nhà giờ đây đang thực hiện việc chuyển đổi hình thức hoạt động để tồn tại trong mùa đại dịch. Nếu những thay đổi này đem lại sự tin tưởng và có tiềm năng tăng trưởng, thì thời đại của những căn phòng lớn với hàng tá nhân viên bán hàng và dịch vụ khách hàng có thể sẽ không còn nữa. Khi đó, chi phí thuê mặt bằng sẽ giảm xuống và lợi nhuận của các chủ hệ thống sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, các chủ đầu tư cần phải cân nhắc về điều này vì chỉ có duy nhất hệ thống bán lẻ là đang chịu ảnh hưởng nặng nề. Các phân khúc khác như văn phòng kế toán, nha khoa y tế, phòng gym và spa sẽ không bị thay đổi nhiều về nhu cầu.

Những tin xấu với nhà hàng, quán bar…

Nhiều cửa hàng nhỏ và đại lý bán lẻ đang phải chịu đựng rất nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Các đợt tái khởi động lại và đóng cửa liên tiếp đang khiến nhiều nhà hàng tiến gần đến tình trạng vỡ nợ. Điều đáng sợ là khi nguồn vốn cạn kiệt, nó sẽ là điểm kết thúc cho nhiều người trong số họ, sẽ rất khó để họ có thể vực dậy nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài.

Nhiều cửa hàng tại các thị trấn nhỏ thậm chí còn không có đủ nguồn hàng để cung cấp dịch vụ cho khách hàng của họ. Nó sẽ kéo cả các chủ doanh nghiệp lẫn các chủ sở hữu bất động sản cho thuê tại đây sụp đổ. Những người này vẫn phải trả tiền thế chấp, bảo hiểm và thuế, và không có thu nhập đủ lớn để chi trả cho các khoản tiền đó.

Tương lai đối với các nhà hàng, quán bar, doanh nghiệp bán lẻ và chủ sở hữu văn phòng lớn đang vô cùng ảm đạm - và đó chính là tin xấu. Các ngân hàng chỉ cho phép một phần trong số các khoãn lãi suất hàng tháng được trì hoãn. Điều đó có nghĩa là đối với nhiều người đi vay, các khoản thanh toán lớn sẽ đến hạn trước một thời gian dài. Vì việc kinh doanh của họ vẫn chưa có những dấu hiệu sẽ hoạt động bình thường trở lại, nhiều người sẽ không thể trả các khoản tiền cho ngân hàng. Điều này sẽ khiến họ bị thu hồi tài sản, điều không ai mong muốn xảy ra.

Anh Nguyễn (Forbes)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.