Theo CBRE, lũy kế 3 quý đầu năm, tổng khối lượng đầu tư đạt 100 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước mức và tương đương cùng kỳ năm 2019, thời điểm đại dịch COVID-19 chưa xuất hiện. Hồng Kông (tăng 354%), Úc (tăng 121%) và Nhật Bản (tăng 89%) là những thị trường dẫn đầu trong khu vực, có mức tăng trưởng quý III cao vượt trội cùng kỳ năm trước. Năm 2021, các thị trường văn phòng lớn như Seoul, Thượng Hải, Melbourne và Hong Kong cũng ghi nhận sức hoạt động tương đối ổn định.
“Đầu tư bất động sản tại châu Á - Thái Bình Dương có thể đạt mức kỷ lục trong năm nay. Một số giao dịch lớn có thể được ký kết và hoàn thiện trước khi năm 2021 khép lại. Chúng tôi kỳ vọng doanh thu đầu tư cả năm sẽ tăng từ 15% đến 20% so với cùng năm 2020. Môi trường huy động vốn cũng đang được cải thiện, với các quỹ đầu tư tập trung vào châu Á - Thái Bình Dương đã huy động được gần 16 tỷ USD trong 3 quý qua”, Greg Hyland, Giám đốc Thị trường Vốn của CBRE tại khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết.
Được thúc đẩy bởi việc mở cửa lại biên giới ở một số quốc gia trong khu vực, đầu tư vào lĩnh vực văn phòng chiếm gần 55% tổng khối lượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong quý III. Trong khi đó, phân khúc bất động sản công nghiệp và logistics cùng chiếm 22%. Hai lĩnh vực này vốn đã có sức tăng trưởng mạnh mẽ ngay cả trong thời kỳ đại dịch ở hầu hết thị trường trên khắp châu Á – Thái Bình Dương.
Dưới đây là chi tiết các phân khúc, theo dữ liệu từ CBRE:
Văn phòng: Số lượng văn phòng hạng A được sử dụng trong quý III tăng 28% so với quý II, đạt 13,7 triệu m2. Tuy nhiên, số lượng văn phòng được thuê vẫn thấp hơn đôi chút so với thời điểm trước khi đại dịch bùng phát. Hoạt động cho thuê văn phòng bị chi phối bởi một số yếu tố khác nhau. Các công ty công nghệ và tài chính vẫn là những khách hàng chính.
Bán lẻ: Mặc dù tâm lý nhà đầu tư dần được cải thiện, song nhiều nhà bán lẻ đã đẩy lùi kế hoạch mở rộng sang năm 2022. Ngành F&B tiếp tục thống trị hoạt động cho thuê bất động sản bán lẻ.
Logistics: Bất chấp sự gián đoạn đối với lĩnh vực sản xuất và vận chuyển container, nhu cầu mạnh mẽ về hàng tồn kho an toàn và phân phối đa kênh đã đảm bảo nhu cầu thuê bất động sản logistics. Số lượng kho bãi được thuê trong quý III tại châu Á thậm chí đạt mức cao kỷ lục, hơn 2,5 triệu m2.
Đầu tư: Doanh thu từ đầu tư bất động sản tại châu Á – Thái Bình Dương trong quý III tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, gần bằng mức trung bình quý năm 2019. Trong đó, REITS, các quỹ bất động sản và các công ty bất động sản nằm trong số những nhà đầu tư lớn nhất.
-
Rắc rối từ lĩnh vực bất động sản có thể khiến các lĩnh vực khác của Trung Quốc gặp khó
S&P Global Ratings cho biết sự biến động của cổ phiếu và trái phiếu bất động sản Trung Quốc đang khiến các nhà đầu tư quan tâm, và có thể khiến những rắc rối lan sang các lĩnh vực khác.
-
Tận dụng sức hút từ khu di tích lịch sử, xu hướng kinh doanh bất động sản bán lẻ mới tại châu Á
Việc bảo tồn các tòa nhà di sản đang được quan tâm ở châu Á, khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư và công ty dành nguồn lực để bảo tồn các di tích lịch sử bằng cách cho thuê hoặc sửa chữa thành một dự án mới.
-
Khi lạm phát tăng, làm thế nào để kiếm tiền và tiết kiệm tiền?
Lạm phát gia tăng khiến người Mỹ lo lắng về sức mua và kế hoạch nghỉ hưu của họ. Tuy nhiên, có một số cơ hội để kiếm và tiết kiệm tiền trong thời kỳ này, cũng như cách bảo vệ các khoản đầu tư.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.