Trong khi sự lao dốc của giá cổ phiếu Evergrande có phần chững lại, sự biến động của các công ty bất động sản Trung Quốc khác tiếp tục diễn ra trong tháng này.
Tuần trước, giá cổ phiếu Kaisa Holdings đã tăng 20% trong thời gian ngắn sau khi có tin tập đoàn này có khả năng thanh toán các khoản nợ. Cùng ngày, một trái phiếu giao dịch tại Thượng Hải từ nhà phát triển Shimao đã giảm 30%, gợi nhớ về đợt bán tháo trái phiếu của công ty đầu tháng 11. “Những thông tin này có thể đánh trúng tâm lý nhà đầu tư và khiến các ngành nghề khác gặp vấn đề”, Charles Chang, CEO S&P Global Ratings Trung Quốc cho biết.
Rủi ro mà ông Chang đặt ra là các thông tin về những vụ vỡ nợ, hoặc thậm chí là khả năng vỡ nợ, có thể khiến người mua nhà Trung Quốc sợ hãi, qua đó tác động và khiến các công ty bất động sản ngừng kinh doanh, hợp tác với các công ty xây dựng và các nhà cung cấp khác.
Các nhà kinh tế đều đồng ý rằng sự lao dốc của ngành bất động sản Trung Quốc đang được kiềm chế bởi sự thúc đẩy từ các quyết định của chính phủ. Giữa tháng 10, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc một lần nữa khẳng định quan điểm này, và gọi Evergrande là trường hợp đặc biệt, đồng thời khẳng định không thể tóm gọn lĩnh vực bất động sản chỉ bằng cái nhìn qua một công ty.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư ngày càng lo lắng khi chính quyền Bắc Kinh vẫn có những động thái thắt chặt quy định, đặc biệt về vay nợ. Tin tức về những cuộc vỡ nợ là nguyên nhân cho các đợt bán tháo gần đây.
Jennifer James, nhà phân tích tại công ty Janus Henderson cho biết: “Có lẽ các nhà đầu tư trái phiếu đang dành sự quan tâm nhiều hơn cho thị trường. Những gì chúng tôi đang theo dõi là sự chuyển đổi chính sách đang diễn ra trong thời gian gần đây”.
Tình trạng thậm chí còn tệ hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hệ thống của Trung Quốc có xu hướng dựa nhiều vào các tuyên bố chính thức của chính phủ và các thông tin bị lộ của một số công ty. Sự thiếu rõ ràng này đã là một vấn đề lâu dài đối với việc đầu tư vào các tài sản liên quan đến Trung Quốc.
Sự rời đi của các nhà đầu tư
Thay vì đợi các công ty đưa ra thông báo, nhà phân tích Jennifer James thường tìm hiểu về tình hình hoạt động của họ thông qua các bản tin, bao gồm cả những cuộc họp với chính phủ.
James nói: “Tôi không chắc các cơ quan quản lý và chính quyền hiểu được thiệt hại mà những thông tin xấu này gây ra cho thị trường nước ngoài, bởi vì rất nhiều nhà đầu tư sẽ không quay trở lại Trung Quốc”.
Viện nghiên cứu Rhodium Group chỉ ra rằng sự thiếu minh bạch đã khiến các vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.“Các quan chức đã đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của sự lây lan từ lĩnh vực bất động sản sang lĩnh vực khác. Họ đưa ra những cam kết khó hiểu để ngăn việc tính toán đầy đủ, và cuối cùng tuyên bố rằng các quy tắc chính sách ban đầu gây ra căng thẳng đã bị hiểu sai. Nếu chính phủ dự định xây dựng niềm tin vào định hướng cải cách tài chính, thì kết quả hiện tại hoàn toàn ngược lại so với những gì họ nghĩ”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Đối với các nhà đầu tư, sự lo lắng khiến họ muốn bán tháo tài sản hơn là tiếp tục xuống tiền đầu tư trong thời gian tới. “Khi thị trường xuất hiện các vấn đề với quy mô lớn, bạn phải nghĩ tới câu hỏi “Tác động vĩ mô từ những điều đó là gì?”, Jim Veneau, lãnh đạo AXA Investment Managers khu vực châu Á chia sẻ. Cần nhớ rằng, bất động sản là lĩnh vực chiếm khoảng 1/4 nền kinh tế Trung Quốc. Các hậu quả kinh tế vĩ mô chắc chắn là rất lớn.
Theo Rhodium Group, việc bán đất cho các nhà phát triển bất động sản mang lại nguồn thu quan trọng cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên, các chủ đầu tư giờ đây sẽ không muốn mua nhiều đất như trước kia, vì tâm lý tiêu cực đang bủa vây lấy thị trường.
Đấu tranh vì quyền lợi tài chính
Trái với các ngành công nghiệp khác, những nhà phát triển bất động sản Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường trái phiếu nước ngoài, nơi giúp họ tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài.
Dù vậy, kênh gọi vốn đó bắt đầu cạn kiệt khi tâm lý tiêu cực xung quanh các công ty bất động sản gia tăng do lo ngại rằng Evergrande, công ty bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc, có thể vỡ nợ.
Theo Dealogic, số lượng các giao dịch trái phiếu có lợi suất cao trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đã giảm mạnh trong tháng 10. Tổng cộng chỉ có 2 thương vụ được giao dịch với tổng giá trị 352 triệu USD. Con số này thấp hơn nhiều so với 9 thương vụ giá trị 1,62 tỷ USD trong tháng 9. Những điều kiện tài chính eo hẹp đó phản ánh một môi trường tương đối thách thức đối với các nhà phát triển bất động sản tại Trung Quốc hiện nay.
-
Tận dụng sức hút từ khu di tích lịch sử, xu hướng kinh doanh bất động sản bán lẻ mới tại châu Á
Việc bảo tồn các tòa nhà di sản đang được quan tâm ở châu Á, khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư và công ty dành nguồn lực để bảo tồn các di tích lịch sử bằng cách cho thuê hoặc sửa chữa thành một dự án mới.
-
Thị trường đồ nội thất toàn cầu hưởng lợi nhờ sự phát triển của lĩnh vực bất động sản
Theo Presswire, nhu cầu về đồ nội thất trên toàn cầu sẽ tăng khi tốc độ đô thị hóa được đẩy nhanh, đi cùng sức mua được cải thiện sau đại dịch Covid-19.
-
Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio: Trung Quốc cần tái cơ cấu nợ xấu, tạo ra nhiều tiền hơn để tránh khủng hoảng nợ
Nhà sáng lập Bridgewater Associates Ray Dalio cho biết tại một hội nghị vào thứ Sáu 18/10 rằng, Trung Quốc phải áp dụng điều mà ông gọi là "giảm đòn bẩy đẹp đẽ" (beautiful deleveraging), ngoài các biện pháp kích thích mới nhất của mình để tránh khủng...
-
Giá nhà Trung Quốc vẫn giảm bất chấp hàng loạt nỗ lực kích cầu
Giá nhà tại Trung Quốc trong tháng 9 giảm gần như cùng tốc độ với tháng trước, bất chấp những nỗ lực ổn định ngành bất động sản của nước này.
-
Trung Quốc tăng ngân sách chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản lên 562 tỷ USD
Trung Quốc cho biết họ sẽ mở rộng chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản "danh sách trắng" lên 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 562 tỷ đô la) từ khoảng 2,23 nghìn tỷ nhân dân tệ đã triển khai, bổ sung thêm để ngăn chặn sự suy giảm của lĩnh vực...