Khi nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những bất ổn xoay quanh các vấn đề, những nhà đầu tư bất động sản ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) cũng đã bắt đầu hành động để tìm kiếm các tài sản trú ẩn an toàn hơn.

Các nhà đầu tư bất động sản thương mại khu vực APAC đang đặt các khoản đầu tư của họ vào những thị trường trú ẩn an toàn. Trong đó, 3 thị trường được quan tâm nhất là Vương quốc Anh, Mỹ và Singapore, theo nghiên cứu từ công ty tư vấn bất động sản Knight Frank.

Dữ liệu từ công ty tư vấn bất động sản này cũng cho thấy khối lượng giao dịch bất động sản thương mại ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 53 tỷ USD trong quý đầu tiên. Các nhà phân tích dự đoán hoạt động đầu tư sẽ còn mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

“Ngay cả với những khó khăn về kinh tế vĩ mô và địa chính trị, các nhà đầu tư vẫn duy trì sự phân bổ của họ vào bất động sản trong quý vừa qua. Các nguyên tắc cơ bản của thị trường đầu tư là ổn định, mặc dù tốc độ tăng trưởng đang chậm lại do chi phí đi vay cao hơn và áp lực từ lạm phát.

Việc mua lại của các quỹ tín thác đầu tư bất động sản Châu Á - Thái Bình Dương, những người đang đối mặt với áp lực mở rộng quy mô sẽ thúc đẩy động lực trong năm tới và chúng tôi kỳ vọng hoạt động đầu tư sẽ còn lớn hơn vào nửa cuối năm 2022”, Christine Li, trưởng bộ phận nghiên cứu về thị trường châu Á – Thái Bình Dương của Knight Frank cho biết.

Theo Knight Frank, các nhà đầu tư Hàn Quốc, Singapore và Úc là những người tích cực nhất trên khắp khu vực APAC trong thời gian qua. Trong đó, phân khúc văn phòng là trọng tâm chính của họ với các giao dịch chiếm khoảng 41% tổng khối lượng đầu tư. Số lượng giao dịch trong phân khúc khách sạn cũng có sự gia tăng đột biến sau hai năm chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

“Các tài sản văn phòng có vị trí tốt, bền vững vẫn được các nhà đầu tư trong khu vực săn đón, thể hiện qua số lượng các giao dịch văn phòng được giao dịch trong quý vừa qua tăng cao”, Neil Brookes, trưởng bộ phận vốn toàn cầu của Knight Frank báo cáo.

“Với việc nhiều nền kinh tế châu Á mở cửa trở lại, các nhà đầu tư có khả năng chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn sẽ tăng tỷ lệ tiếp cận của họ trong lĩnh vực khách sạn và bán lẻ để tìm kiếm lợi suất cao hơn trong bối cảnh các lĩnh vực này đang có dấu hiệu phục hồi.”

Với việc hạn chế đi lại được nới lỏng, các nhà đầu tư bất động sản thương mại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng cường giao dịch trong giai đoạn cuối năm. Đặc biệt, khối lượng đầu tư từ những người mua nước ngoài vào Singapore đang được quan tâm.

“Với việc nới lỏng các hạn chế đi lại, các nhà đầu tư khu vực APAC hiện có thể đi lại thường xuyên hơn để kiểm tra các giao dịch của họ. Singapore vẫn là điểm đến được quan tâm hàng đầu trong khu vực. Ngoài ra, các thị trường Anh, Mỹ và Úc cũng là những điểm đến tiềm năng”, ông Brookes kết luận.

Anh Nguyễn (Dot Property)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.