Theo khảo sát huy động vốn mới nhất của các hiệp hội bất động sản, các nhà đầu tư tại châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành nguồn vốn chính cho thị trường bất động sản toàn cầu khi các quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm châu Âu rút khỏi thị trường.

ANREV (Hiệp hội Châu Á dành cho các nhà đầu tư vào các phương tiện bất động sản không niêm yết,), INREV (Hiệp hội các nhà đầu tư châu Âu về bất động sản không niêm yết) và NCREIF (Hiệp hội Đầu tư Bất động sản của Hội đồng Quốc gia) mới đây đã công bố báo cáo về huy động vốn cho bất động sản toàn cầu.

Theo đó, khoảng 35% vốn huy động được trên toàn cầu cho đầu tư bất động sản tư nhân vào năm 2022 đến từ các nhà đầu tư châu Á-Thái Bình Dương (APAC), trong khi đóng góp từ các nhà đầu tư châu Âu giảm xuống 30% từ mức 41% vào năm 2021.

Đây là lần đầu tiên sau 6 năm các nhà đầu tư châu Âu thất bại trong việc thống trị thị trường vốn bất động sản toàn cầu. Điều này cũng củng cố quan điểm của các chuyên gia khi họ nhận thấy các nhà đầu tư châu Á hoạt động “năng nổ” hơn các đồng nghiệp châu Âu.

Báo cáo cho thấy, không giống như các nhà đầu tư Bắc Mỹ và APAC các tổ chức châu Âu trung bình có kế hoạch giảm tỷ trọng của họ đối với bất động sản, do đã vượt quá mức phân bổ mục tiêu của họ.

Trái ngược với các nhà đầu tư châu Âu, các tổ chức tại APAC được phân bổ dưới mức đáng kể cho bất động sản, với tỷ lệ đầu tư trung bình là 6,3%, thấp hơn hai điểm phần trăm so với mục tiêu của họ là 8,3%.

Khi công bố kết quả cuộc khảo sát, INREV cũng cho rằng những phát hiện mới nhất là do hành động của các ngân hàng trung ương ở các khu vực khác nhau. INREV cho biết: “Sự thay đổi phần lớn là kết quả của các chính sách tiền tệ khác nhau. Các ngân hàng trung ương ở Mỹ và châu Âu thắt chặt chính sách tiền tệ của họ, trong khi các điều kiện tiền tệ trên khắp khu vực APAC được nới lỏng hơn, điều này có tác động trực tiếp đến tỷ trọng phân bổ”.

Lần đầu tiên trong cuộc khảo sát huy động vốn hàng năm, chưa đến một nửa số vốn huy động được đến từ các quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm, vốn thống trị thị trường vốn thể chế châu Âu. Các quỹ tài sản có chủ quyền và các tổ chức chính phủ, thống trị tại khu vực APAC, chiếm 15% – tỷ lệ cao nhất được ghi nhận.

Việc huy động vốn trên toàn cầu nói chung đã giảm từ 254 tỷ euro vào năm 2021 xuống còn 246 tỷ euro vào năm 2022. INREV cho biết mức giảm khiêm tốn 8 tỷ euro so với mức cao kỷ lục của năm trước cho thấy “hoạt động vẫn mạnh mẽ bất chấp điều kiện thị trường không chắc chắn”, nhưng cho biết đây có thể là dấu hiệu cho sự đi xuống khi lãi suất tăng.

INREV cho biết, vốn huy động được vào năm 2022 đã giảm ở cả ba khu vực lớn trên thế giới là châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương và Bắc Mỹ, nhưng nhìn chung vẫn phù hợp với mức trung bình hàng năm trong dài hạn.

Các phương tiện đầu tư với chiến lược mang quy mô toàn cầu là hạng mục duy nhất chứng kiến sự gia tăng vốn huy động, với mức tăng từ 8 tỷ euro lên 64 tỷ euro vào năm 2022.

Theo cuộc khảo sát mới nhất, kỳ vọng huy động vốn cho bất động sản trong tương lai đã giảm bớt. Trong 2 năm tới, sẽ có ít người tham gia thị trường hơn (62%) dự kiến duy trì hoặc tăng hoạt động huy động vốn – giảm từ mức 75% trong một cuộc khảo sát tương tự vào năm 2021.

Iryna Pylypchuk, giám đốc nghiên cứu và thông tin thị trường của INREV, cho biết: “Thị trường lao dốc và sự tương phản trong hoạt động đầu tư bất động sản toàn cầu đã ảnh hưởng tới giới đầu tư trong năm 2022, qua đó khiến tâm lý của họ tiếp tục xấu đi khi bước sang năm 2023.

Mặc dù bất động sản thường là khoản đầu tư dài hạn, nhưng rõ ràng là sự không chắc chắn của thị trường đang diễn ra hiện đang tác động tiêu cực đến triển vọng huy động vốn trong ngắn hạn.

Cuộc khảo sát này cho thấy sự thay đổi nhanh chóng về sở thích khi thị trường trải qua những cú sốc mới và sự không chắc chắn vẫn còn. Sự trỗi dậy của huy động vốn cho bất động sản tại APAC là một điểm nổi bật trong thời gian qua”.

Anh Nguyễn (Real Assets)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.