Các nhà đầu tư từ Singapore là động lực chính cho sự gia tăng này, chiếm 82% nguồn vốn từ APAC ra nước ngoài và 89% tổng giao dịch trong khu vực trong 3 tháng đầu năm nay. Theo Knight Frank, hoạt động đầu tư từ Singapore được dẫn dắt bởi quỹ chính phủ GIC với một số thương vụ mua lại lớn nhất trong giai đoạn này.
Bắc Mỹ là điểm đến của 85% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài từ APAC trong Q1/2023, khiến Q1 trở thành quý có khối lượng giao dịch lớn nhất từng được ghi nhận. Christine Li, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khu vực APAC của Knight Frank, cho biết sự quan tâm tới hoạt động đầu tư ra nước ngoài được thúc đẩy bởi hiệu quả tốt hơn của các thị trường đã phát triển và có tính thanh khoản cao như Mỹ.
Ông Li cho biết: “Trong thời kỳ khủng hoảng, bất động sản tại Hoa Kỳ thường được coi là nơi trú ẩn an toàn do sự ổn định của đồng USD. Bất động sản bán lẻ và công nghiệp cũng ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư, do cơ hội mua với giá thấp hơn trong môi trường lãi suất tăng và ít cạnh tranh”.
GIC, quỹ Singapore trị giá 690 tỷ USD đã cùng các đối tác chốt được hai thỏa thuận bom tấn tại Mỹ và Canada với tổng trị giá 18,4 tỷ USD. Nhờ các thương vụ của GIC, các quỹ thuộc sở hữu chính phủ từ châu Á đã thống trị hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại APAC trong quý đầu tiên, chiếm 79% tổng khối lượng, trong đó bán lẻ (45%) và công nghiệp (40%) là những lĩnh vực được rót vốn nhiều nhất trong giai đoạn này.
Knight Frank cho biết khi đầu tư ra nước ngoài tăng vọt, hoạt động đầu tư nội khối trong Q1/2023 lại giảm 53,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức mức thấp nhất kể từ Q4/2011.
Neil Brookes, người đứng đầu toàn cầu về thị trường vốn tại Knight Frank, cho biết các điều kiện cho vay khó khăn hơn tiếp tục cản trở việc triển khai vốn trong khu vực.
Brookes nhân định: “Trong tương lai, các nhà đầu tư siêu giàu, với các mục tiêu đầu tư độc đáo và hướng đến những tài sản có khả năng phòng thủ trước khó khăn tài chính, sẽ đóng vai trò then chốt trong việc triển khai vốn. Trái ngược lại, các tổ chức đầu tư vẫn bị ảnh hưởng do chi phí vay tăng”.
Singapore là thị trường duy nhất trong khu vực ghi nhận khối lượng giao dịch cao hơn trong quý đầu. Knight Frank cho biết thời gian hoàn thành các thương vụ kéo dài hơn dự kến do lãi suất tăng và thị trường chứng khoán biến động.
-
Nhà đầu tư châu Á chiếm ưu thế về huy động vốn bất động sản
Theo khảo sát về huy động vốn mới nhất của các hiệp hội bất động sản khu vực, các nhà đầu tư đến từ châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đã trở thành nguồn vốn chính cho ngành bất động sản toàn cầu khi các quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm châu Âu rút khỏi thị trường.
-
eMagazine: Theo chân nhà đầu tư đi săn nhà đất giảm giá
Ở thời điểm thị trường bất động sản trầm lắng hiện nay, việc tìm kiếm sản phẩm nhà đất giảm giá là không khó, nhưng để nhà đầu tư mạnh dạn xuống tiền mua nhà đất giảm giá thì đó lại là điều không hề dễ dàng....
-
Chính sách nổi bật về bất động sản, xây dựng có hiệu lực từ tháng 12/2023
Từ tháng 12/2023, nhiều chính sách mới về bất động sản, xây dựng bắt đầu có hiệu lực thi hành. Trong đó, nổi bật là các quy định sau đây:
-
5 chiến lược đầu tư bất động sản tốt nhất giai đoạn 2023 - 2024
Thị trường bất động sản hậu Covid-19 đã có nhiều khác biệt so với giai đoạn trước đó, đặc biệt là kể từ năm 2023. Các chiến lược đầu tư bất động sản dưới đây, vốn đã chứng tỏ được tính hiệu quả trong năm nay, dự báo sẽ tiếp tục phổ biến trong năm 202...