Ông Gordon Marsden, Giám đốc thị trường vốn khu vực APAC (chấu Á – Thái Bình Dương) của công ty bất động sản toàn cầu Cushman & Wakefield chia sẻ: “Đúng là có rất nhiều hoàn cảnh kinh tế khác nhau ở phía trước và việc cố gắng tìm ra ý nghĩa của điều đó đối với mức tăng trưởng, lãi suất và lạm phát hiện nay là khá khó khăn. Chúng ta cần thêm thời gian".
Những giải pháp thay thế hoặc thị trường ngách đang đem đến những cơ hội mới khi các thị trường truyền thống phục hồi chậm
Một cuộc khảo sát về tâm lý nhà đầu tư được Cushman & Wakefield thực hiện cho thấy rằng các loại tài sản thay thế, từng được coi là một đề xuất đầu tư “khó tham gia, khó rời đi”, vẫn là trọng tâm chính khi các thị trường truyền thống tiếp tục phục hồi chậm sau đại dịch.
“Những gì chúng ta đang thấy là mức độ chi tiết ngày càng tăng trong các thị trường ngách như trung tâm dữ liệu, kho lạnh, chăm sóc sức khỏe,… Các nhà đầu tư đã tìm kiếm nhiều hơn những tài sản thay thế. Về cơ bản, chúng là một giải pháp có thể tính đến”, ông Marsden nói.
Khi được hỏi làm thế nào để phân bổ 1 tỷ USD cho các phân khúc khác nhau, các nhà đầu tư đã bỏ phiếu phân bổ nhiều hơn cho phân khúc bất động sản logistics thay vì văn phòng cho thuê truyền thống. Mặc dù lợi suất giảm, hơn 35% các nhà đầu tư vẫn tin rằng bât động sản logistics về cơ bản vẫn chưa được khai thác triệt để, với 30% trong số đó tiếp tục kỳ vọng mức tăng trưởng tích cực trong năm 2022, nhưng thừa nhận tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại.
Phân bổ nguồn vốn vào bất động sản công nghiệp Trung Quốc tăng
Sự tập trung vào bất động sản công nghiệp và logistics đặc biệt rõ ràng ở Trung Quốc đại lục (bao gồm cả Hong Kong), thị trường lớn nhất tính theo khối lượng đầu tư trong nửa đầu năm 2022. Tại Trung Quốc đại lục, bất động sản công nghiệp và logistics hiện là phân khúc lớn thứ hai theo khối lượng đầu tư, chiếm khoảng 25% tổng nguồn vốn đầu tư trong nửa đầu năm nay, tăng từ khoảng 10% vào năm 2020 và 2021, theo dữ liệu của Cushman & Wakefield.
Bất động sản phục vụ đời sống, hàng rào chống lạm phát
Sự đa dạng hóa trong phân khúc bất động sản phục vụ đời sống cũng trở nên rõ ràng hơn khi lợi suất bị thu hẹp lại, buộc các nhà đầu tư phải có những chiến lược cụ thể hơn và vượt ra ngoài khuôn khổ thị trường bất động sản truyền thống để có cơ hội tăng trưởng.
Tại Nhật Bản, dân số già được xác định là một yếu tố nhân khẩu học để các cơ quan chức năng xác định chỗ ở cho người cao tuổi, trong khi chính sách hỗ trợ mạnh mẽ đã thúc đẩy các công ty đầu tư khác tập trung vào ngành chăm sóc trẻ em ở Úc.
“Không nên đánh giá thấp tầm quan trọng ngày càng tăng của các tài sản bất động sản phục vụ đời sống. Sự đa dạng trong phân khúc này cho phép đưa ra các chiến lược đầu tư khác nhau. Hơn nữa, phân khúc này có thể hoạt động như một hàng rào chống lại lạm phát, cung cấp sự kết hợp giữa bảo vệ lạm phát trong ngắn hạn và các cơ hội tăng trưởng dài hạn”, Tiến sĩ Dominic Brown, Trưởng bộ phận Phân tích khu vực APAC tại Cushman & Wakefield cho biết.
Việt Nam là thị trường mới nổi được ưu tiên
Về mặt địa lý, hơn 60% nhà đầu tư được hỏi xếp Ấn Độ là thị trường mới nổi ưa thích của họ. Trong khi đó, trên cơ sở ưu tiên, Việt Nam lại là thị trường nhận được sự ưu ái với hơn 80% nhà đầu tư sẽ chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư, tiếp theo sau là Ấn Độ với 75% phiếu bầu.
Trong khi đó, với các thị trường mới nổi khác, các nhà đầu tư có sự thay đổi về sở thích và địa lý, qua đó cho ra nhiều kết quả khác nhau. Theo ông Marsden, kết quả của cuộc khảo một lần nữa gợi ý về cách tiếp cận chi tiết, trong đó có các chiến lược ở một số thị trường cụ thể, chẳng hạn như tập trung vào bất động sản nghỉ dưỡng ở Thái Lan hoặc trung tâm dữ liệu ở Malaysia.
-
Xu hướng đầu tư bất động sản tại châu Á nửa cuối năm 2022
Các nhà đầu tư toàn cầu có thể tìm thấy những cơ hội đầy hứa hẹn ở cả thị trường bất động sản đã phát triển và mới nổi tại châu Á – Thái Bình Dương.
-
Trong tháng 7, ngành xây dựng & bất động sản châu Á – Thái Bình Dương hoạt động có phần kém hiệu quả, và nhìn chung vẫn đang dõi theo những diễn biến mới nhất tại Trung Quốc, một trong những thị trường trọng điểm của khu vực.
-
Lạm phát và lãi suất tăng "kéo chân" bất động sản thương mại tại châu Á
Áp lực từ lạm phát và lãi suất tăng đã làm chậm hoạt động đầu tư ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.