Khối lượng hoạt động giao dịch bất động sản thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã giảm một nửa trong ba tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo Xu hướng vốn Bất động sản Thương mại tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương của MSCI trong quý đầu tiên của năm 2023 cho thấy tổng giá trị khối lượng giao dịch bất động sản thương mại đạt mức 27,2 tỷ USD (24,7 tỷ euro)

Theo báo cáo của MSCI, con số này trong ba tháng đầu năm là mức thấp nhất sau hơn một thập kỷ. Một số lý do dẫn đến điều này, theo MSCI, là do lãi suất tăng cũng như bức tranh kinh tế vĩ mô bất ổn.

Ngoại trừ Singapore và Hong Kong, hai thị trường chứng kiến lượng lớn giao dịch bất động sản thương mại được ký kết trong quý I, tất cả các thị trường lớn trong khu vực đều ghi nhận sự sụt giảm. Hàn Quốc là thị trường có mức giảm lớn nhất trong số các thị trường lớn của khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào đầu năm 2023.

Benjamin Chow, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu Tài sản Bất động sản khu vực châu Á tại MSCI, cho biết: “Việc thị trường bất động sản thương mại tiếp tục giảm tốc có lẽ không phải điều gì đó đáng ngạc nhiên do việc điều chỉnh giá ở tại châu Á Thái Bình Dương là tương đối khiêm tốn so với những gì đã chứng kiến ở những nơi khác trên thế giới.

Đồng thời, bên ngoài Nhật Bản, việc giao dịch bất động sản thương mại trong khu vực vẫn bị thách thức do giá cả tương đối cao so với chi phí đi vay và hệ thống giao dịch đã tiếp tục thu hẹp trong quý đầu tiên của năm”.

Xét về phân khúc bất động sản, bán lẻ có mức giảm nhẹ nhất trong các lĩnh vực cốt lõi của thị trường, được hỗ trợ bởi một số thương vụ lớn tại Singapore, nhưng vẫn giảm hơn 25% xuống còn 7,3 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ riêng việc bán danh mục đầu tư bán lẻ Mercatus qua hai giao dịch riêng biệt ở Singapore đã chiếm 60% khối lượng giao dịch bất động sản bán lẻ tại châu Á – Thái Bình Dương trong quý I.

Khối lượng giao dịch bất động sản công nghiệp tại châu Á – Thái Bình Dương trong ba tháng đầu năm 2023 cũng đã chứng kiến mức giảm 63% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn khoảng 4,6 tỷ USD.

Văn phòng vẫn là loại tài sản lớn nhất để đầu tư, mặc dù hoạt động đã giảm một nửa xuống còn khoảng 10,6 tỷ USD. Giao dịch văn phòng lớn nhất trong giai đoạn này là giao dịch Goldin Financial Global Centre trị giá 830 triệu USD.

David Green-Morgan, người đứng đầu thị trường toàn cầu về nghiên cứu tài sản bất động sản tại MSCI, cho biết phân khúc văn phòng có lẽ được theo dõi chặt chẽ nhất trong số các loại tài sản chính vào lúc này, vì giá trị vốn ở châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục duy trì trong thời điểm này ngay cả khi những tài sản tương tự ở Mỹ và châu Âu đã giảm giá trị đáng kể.

Green-Morgan nói thêm: “Vẫn còn nhiều nhu cầu đối với loại tài sản văn phòng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, điều đó có thể không đủ để ngăn chặn một số mức độ điều chỉnh giá vào cuối năm nay.”

Ông Benjamin Chow cho biết: “Việc thị trường bất động sản thương mại trong khu vực trầm lắng trong quý đầu năm phần lớn là vì ảnh hưởng của tình trạng khủng hoảng thanh khoản và biến động lãi suất xảy ra vào cuối năm ngoái.

Với việc các ngân hàng trung ương đã nỗ lực ổn định tỷ giá tiền mặt hơn kể từ tháng 2, thị trường đã bắt đầu phục hồi vào cuối quý. Trên thực tế, điều tồi tệ nhất có thể đã ở phía sau chúng ta. Chỉ riêng lượng giao dịch văn phòng trong tháng 4 đã vượt xa tổng mức đầu tư của phân khúc này trong cả quý I”.

Anh Nguyễn (Real Assets)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.