Tỷ lệ văn phòng trống lên tới 18,6% tại Mỹ sau đại dịch cho thấy sự lao dốc của thị trường bất động sản thương mại tại cường quốc này. Nhưng cách nửa vòng trái đất, tại Việt Nam, mọi chuyện rất khác.
Năm ngoái, thị trường bất động sản tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng suy giảm. Nhưng hiện tại, mọi người đều chờ đợi vào sự phục hồi mạnh mẽ khi đất nước được coi là một công xưởng đang lên của thế giới và là cường quốc sản xuất ở Đông Nam Á, theo Bloomberg.
Bất động sản thương mại chắc chắn sẽ có giá trị khi nguồn cung tại Việt Nam trong mảng này còn quá ít so với nhu cầu. Cushman & Wakefield ước tính nguồn cung văn phòng hạng A tại hai trung tâm đô thị lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam là 820.000 mét vuông.
Sau những điều chỉnh gần đây của chính phủ, hoạt động xây dựng và thị trường bất động sản đang dần phục hồi. Ngay cả khi vẫn còn nhiều thách thức phía trước, Bloomberg nhận định rằng các tổ chức lớn ở châu Á gồm các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí, các quỹ đầu tư chính phủ vẫn đang ưu tiên bất động sản Việt Nam trong kế hoạch phân bổ vốn của mình.
Khảo sát về Ý định của Nhà đầu tư tại châu Á - Thái Bình Dương năm 2023 của CBRE cho thấy, thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến hấp dẫn thứ ba, ngay sau Tokyo và Singapore. Đây là lần đầu tiên thành phố đông dân nhất của Việt Nam lọt vào Top 3. Trong khi đó, thủ đô Hà Nội đứng ở vị trí thứ 9, trên cả Seoul.
CBRE khuyến khích các nhà đầu tư theo đuổi chiến lược “Trung Quốc + 1”. Bắc Kinh và Thượng Hải sẽ mang lại lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư khi giá bất động sản văn phòng và bán lẻ giảm 15% so với mức đỉnh năm 2018.
Tuy nhiên, nhóm “VIP”, viết tắc của Việt Nam, Indonesia và Philippines, vẫn cực kỳ hấp dẫn, nhất là khi các công ty đa quốc gia đang đa dạng hóa để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Theo CBRE, những thay đổi như vậy tạo động lực cho tất cả các loại hình bất động sản tại các thị trường này, từ hậu cần cho tới văn phòng.
Tháng trước, CEO Apple, Tim Cook đã chính thức khai trương 2 cửa hàng đầu tiên thuộc sở hữu của tập đoàn này tại Mumbai và New Delhi. Apple hiện sản xuất gần 7% số iPhone của mình tại Ấn Độ. Các quỹ hưu trí của Canada đang săn lùng ráo riết các bất động sản ở Ấn Độ, tương tự như GIC, quỹ đầu tư chính phủ của Singapore. Mumbai đứng ở vị trí thứ 7 trong cuộc khảo sát nói trên của CBRE về đầu tư xuyên biên giới, trước cả Thượng Hải.
Tuy vậy, các nhà đầu tư châu Á vẫn có phần thận trọng khi rót vốn vào bất động sản ở thời điểm hiện tại vì lãi suất cao, triển vọng tăng trưởng toàn cầu không chắc chắn, và nguy cơ lây lan từ những rắc rối tài chính gia tăng ở Mỹ sau sự sụp đổ của 3 ngân hàng lớn.
Bên cạnh đó là những thách thức dai dẳng tại Trung Quốc. Đến cuối năm 2022, chính sách zero-Covid của Bắc Kinh đã khiến HSBC Holdings giảm 1/5 khoản đầu tư bất động sản thương mại tại đại lục, trị giá gần 17 tỷ USD.
Dù quả bom nợ bất động sản tại Trung Quốc vẫn còn quá lớn, nhưng các chuyên gia của Bloomberg cho biết rủi ro vỡ nợ “có thể giảm dần khi Trung Quốc mở cửa trở lại vào năm 2023”.
Đồng thời, rất nhiều cơ hội tại châu Á có vẻ khá an toàn so với tình trạng hỗn loạn hiện tại ở Mỹ. Thị trường văn phòng của Singapore đang phục hồi và bất động sản bán lẻ có thể hoạt động tốt khi lượng khách du lịch quay trở lại, giúp các trung tâm thương mại tăng giá thuê.
Sự kết thúc của thời kỳ phong tỏa do đại dịch ở Hồng Kông – song song với việc dỡ bở chính sách zero-Covid tại đại lục – đã đưa thành phố này trở lại bản đồ đầu tư bất động sản. Đồng Yên yếu đang thu hút các nhà đầu tư đến Nhật Bản, nơi quỹ GIC của Singapore đã mua một một loạt bất động sản hậu cần từ Blackstone vào tháng trước với giá hơn 800 triệu USD.
Cuối cùng, lợi thế đầu tư bất động sản vào châu Á còn đến từ việc tìm kiếm các giải pháp thay thế chuỗi cung ứng. Các công ty đa quốc gia đang tìm cách giảm thiểu nguy cơ bị cuốn vào sự chia rẽ ngày càng tăng giữa Washington và Bắc Kinh, mặc dù mối đe dọa về suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ đang làm tình hình trở nên phức tạp.
Đơn đặt hàng tại các nhà máy may mặc và giày dép của Việt Nam vẫn đang giảm mạnh, nhưng triển vọng đang được cải thiện, đặc biệt là đối với hàng điện tử. Một nhà sản xuất MacBook lớn của Apple sẽ thành lập nhà máy trị giá 120 triệu USD tại tỉnh Nam Định, trở thành nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên xuất hiện tại khu công nghiệp mới thuộc tỉnh này.
Sự bùng nổ và suy thoái trong ngắn hạn là không thể tránh khỏi, nhưng vẫn còn quá sớm để lo lắng về các văn phòng trống và cửa hàng trống tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Độ tuổi trung bình của dân số là 32 tuổi và chỉ một nửa trong số đó sẽ sống ở khu vực đô thị vào năm 2030. Theo Bloomberg, nếu Việt Nam xây dựng thêm các bất động sản thương mại mới, chắc chắn sẽ có thêm nhà đầu tư và khách hàng tìm đến.
-
Bất động sản 24h: Hơn 8,8 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Việt Nam
Bất động sản sẽ còn khó khăn, nếu không giải quyết tốt thị trường tài chính; Chủ tịch tỉnh Bình Định ‘lệnh’ rà soát tất cả dự án đang triển khai trên địa bàn; 972 triệu USD vốn ngoại đăng ký vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.
-
“Giải vây” cho thị trường bất động sản
Nhiều kiến nghị đã được các chuyên gia đưa ra, hướng đến việc tháo gỡ những điểm nghẽn, giải vây cho thị trường bất động sản thời gian tới.
-
Thủ tục hành chính đất đai sẽ được thực hiện như thế nào khi thu hồi sổ hộ khẩu?
Theo quy định của Luật Cư trú năm 2020, kể từ ngày 1.1.2023 sẽ không còn sử dụng Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú. Việc thực hiện các thủ tục hành chính đất đai sau khi thu hồi sổ hộ khẩu là vấn đề được nhiều người quan tâm....
-
Bất động sản châu Á có thể là điểm sáng trên toàn cầu trong năm 2023
Theo công ty dữ liệu bất động sản Knight Frank, dù vẫn đối mặt với một số thách thức, song khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể vẫn là một trong những “điểm sáng” của nền kinh tế thế giới trong năm 2023....