Phương án mở rộng từ 4 làn hạn chế lên 6 làn xe hoàn chỉnh có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương án giữ nguyên hoặc mở rộng hạn chế.
Tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông hiện có tổng chiều dài quy hoạch khoảng 2.055km, kéo dài từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến TP.Cà Mau, chiếm 22% tổng chiều dài mạng lưới cao tốc cả nước.
Tuy nhiên, hầu hết các đoạn hiện hữu mới chỉ được đầu tư theo quy mô 4 làn xe hạn chế với nền đường rộng 17m, không có làn dừng khẩn cấp, gây nhiều hạn chế trong vận hành, bảo trì và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Trước thực tế này, Bộ Xây dựng đã đề xuất nâng cấp các đoạn tuyến trọng điểm lên 6 làn xe cao tốc hoàn chỉnh, có dải phân cách và làn dừng khẩn cấp đúng tiêu chuẩn.
Theo Bộ Xây dựng, phương án mở rộng từ 4 làn hạn chế lên 6 làn xe hoàn chỉnh có nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương án giữ nguyên hoặc mở rộng hạn chế. Không chỉ bảo đảm an toàn giao thông, mà còn tối ưu hiệu quả khai thác, giảm thiểu chi phí duy tu và nâng cấp về sau.
Bên cạnh đó, việc đầu tư đồng bộ ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tránh phải làm lại, tăng tính kết nối giữa các đô thị lớn, khu công nghiệp, đặc biệt là các hành lang kinh tế trọng điểm như: Bắc Bộ – Trung Bộ – Đông Nam Bộ.
Hiện tại tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông đã đưa vào khai thác 1.206km. Với hơn 700km thuộc 12 dự án thành phần giai đoạn 2021-2025 và đoạn Hòa Liên - Túy Loan được đưa vào khai thác trong năm 2025 sẽ nối thông tuyến từ Chi Lăng (Lạng Sơn) đến TP Cà Mau vào cuối năm 2025.
Còn đoạn cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn) dài gần 60km hiện đang được thi công với mục tiêu hoàn thành vào năm 2026. Đây là dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), do UBND tỉnh Lạng Sơn làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngày 3/1 vừa qua, Thủ tướng cũng đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để bổ sung cao tốc Cà Mau - Đất Mũi (dài 90km) vào quy hoạch. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải phối hợp UBND tỉnh Cà Mau hoàn thành các thủ tục đầu tư tuyến đường này; giao UBND tỉnh Cà Mau quản lý đầu tư dự án, phấn đấu khởi công trong năm 2025.
-
Cao tốc TP.HCM – Long Thành sắp được mở rộng thêm 22km
Dự án Mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM – Long Thành, thuộc tuyến đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đang được đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư và dự kiến được phê duyệt chủ trương trong tháng 6/2025.
-
Bộ Xây dựng vạch chiến lược mở rộng mạng lưới cao tốc, khởi công 19 dự án trong 2025
Năm 2025 được xem là năm bứt phá của ngành giao thông Việt Nam, khi Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đầy tham vọng: thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng đến Cà Mau và khởi công 19 dự án trọng điểm.
-
Đề xuất mở rộng cao tốc Hà Nội - Bắc Giang lên 10 làn xe
Nhà đầu tư kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép lập đề xuất chủ trương đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang lên quy mô 10 làn xe theo phương thức đối tác công - tư (PPP).








-
Đẩy nhanh đầu tư 3 hầm lớn trên cao tốc Bắc – Nam
Ba hầm lớn trên tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông là Thần Vũ, Cù Mông và Núi Vung sẽ được hoàn tất thủ tục đầu tư trong tháng 7/2025 và dự kiến khởi công trong năm nay.
-
Kế hoạch mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận
Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 51km dự kiến được mở rộng lên 6 làn, nhưng vẫn duy trì xe chạy suốt thời gian thi công. Theo đó, phần mở rộng nằm bên trái tuyến, rào chắn thi công tách biệt, sau đó luân phiên chuyển dòng xe sang làn mới để t...
-
3 tuyến cao tốc nào tại khu vực phía Bắc sắp được triển khai đầu tư?
Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa chủ trì cuộc họp quan trọng về công tác chuẩn bị đầu tư cho 3 tuyến cao tốc trọng điểm: Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới, Thái Nguyên (Bắc Kạn) - Cao Bằng, và Thái Nguyên - Lạng Sơn. Các dự án này được kỳ vọng sẽ tạo ra sự tha...