Kể từ ngày 18/4, khi Trung Quốc công bố số liệu về sản lượng kinh tế quý đầu tiên, cổ phiếu của các công ty Trung Quốc trên khắp thế giới đã mất khoảng 540 tỷ USD giá trị, theo tính toán của CNN. Các nhà đầu tư cắt giảm tiếp xúc với Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế nước này chưa ổn định, căng thẳng địa chính trị gia tăng và một số vấn đề khác.
Mọi thứ không dừng lại ở thị trường chứng khoán. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, thước đo tâm lý của nhà đầu tư, đã giảm hơn 2% trong tháng qua. Đồng tiền này tiếp tục suy yếu vào ngày 19/5, chạm mức thấp nhất trong gần 6 tháng.
Một mối quan tâm khác đối với các nhà đầu tư toàn cầu về Trung Quốc là “khả năng đầu tư cơ bản” của đất nước, ông Brock Silvers, giám đốc đầu tư của Kaiyuan Capital có trụ sở tại Hong Kong chia sẻ, đồng thời đề cập đến rủi ro địa chính trị và chính sách của Trung Quốc.
Michael Kelly, người đứng đầu thị trường toàn cầu về bất động sản tại PineBridge Investments, một công ty quản lý tài sản có trụ sở tại New York, cho biết: “Thật không may, sau 2 thập kỷ cùng có lợi, căng thẳng toàn cầu giữa Trung Quốc và Mỹ đã gia tăng”.
Phục hồi không đồng đều
Thị trường chứng khoán Trung Quốc bắt đầu tăng mạnh vào cuối tháng 10/2022 với hy vọng rằng nước này sẽ thoát khỏi sự lao dốc. Vào đầu tháng 12/2022, Bắc Kinh đã bỏ các hạn chế nghiêm ngặt liên quan tới việc phòng dịch Covid-19, dẫn đến sự phục hồi nhanh chóng trong hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, bất chấp mức tăng trưởng vững chắc do tiêu dùng dẫn đầu là 4,5% trong quý đầu tiên, dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy sự phục hồi không đồng đều tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Trung Quốc đã công bố một loạt dữ liệu kinh tế cho tháng 4, khiến phần lớn các nhà đầu tư thất vọng. Nomura và Barclay đã hạ dự báo của họ xuống lần lượt là 5,5% và 5,3% sau khi Trung Quốc công bố dữ liệu. Tuy nhiên, UBS và Goldman Sachs vẫn duy trì dự đoán tăng trưởng của họ đối với nền kinh tế Trung Quốc là 5,7% và 6% trong năm.
Chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 0,1% trong tháng 4, tốc độ chậm nhất trong hơn 2 năm. Chỉ số giá sản xuất, đo lường giá tại cổng nhà máy, giảm 3,6%, đánh dấu mức giảm lớn nhất trong 3 năm và cho thấy nguy cơ giảm phát.
Nhập khẩu giảm 7,9% trong tháng 4, củng cố các dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước đang suy yếu. Về việc làm, tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 16 đến 24 tuổi đạt mức cao kỷ lục 20,4% trong tháng 4.
Ông Silvers cho biết lĩnh vực bất động sản “lao dốc” của Trung Quốc, trước đây là động lực chính của nền kinh tế, vẫn là một mối lo ngại lớn. Trong vài thập kỷ qua, lĩnh vực này đã chiếm tới 30% GDP của Trung Quốc.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc mới đây báo cáo rằng giá nhà mới chỉ tăng 0,3% trong tháng 4, sau khi tăng 0,4% trong tháng 3, cho thấy nhu cầu bị dồn nén có thể giảm dần sau khi các hạn chế về đại dịch kết thúc.
Một số quỹ và công ty nghiên cứu đang đóng cửa chi nhánh tại Trung Quốc
Forrester Research, một công ty tư vấn và nghiên cứu tập trung vào công nghệ của Mỹ, có kế hoạch cắt giảm phần lớn các chi nhánh tại Trung Quốc, theo báo cáo phương tiện truyền thông. Trả lời CNN, Forrester nói rằng họ đóng cửa văn phòng tại Trung Quốc như một phần của quá trình tái cấu trúc trên toàn cầu.
Người phát ngôn cho biết: “Nền kinh tế không ổn định, cùng với quá trình chuyển đổi sản phẩm đang diễn ra của chúng tôi, là động lực chính cho sự thay đổi”. Người phát ngôn cho biết quy mô hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của công ty “không quan trọng” so với doanh thu toàn cầu và công ty sẽ phục vụ khách hàng tại Trung Quốc thông qua nhóm nghiên cứu toàn cầu của mình.
Ontario Teachers’ Pension Plan, một trong những quỹ hưu trí lớn nhất thế giới, đã đóng cửa nhóm đầu tư vốn cổ phần tại Trung Quốc có trụ sở tại Hong Kong. Dan Madge, phát ngôn viên của quỹ hưu trí, cho biết: “Chúng tôi sẽ không còn các nhóm chọn cổ phiếu tập trung vào quốc gia có trụ sở tại châu Á”.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư tin rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi trở lại. Kelly tại PineBridge Investments cho biết: “Khi các nền kinh tế phương Tây xuất hiện nhiều rạn nứt thì sẽ càng có nhiều nhà đầu tư toàn cầu cần đổ tiền vào tài sản tại Trung Quốc”.
-
Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ thị trường bất động sản dù doanh số bán nhà tăng
Theo các nhà phân tích, chính quyền Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục tung ra các biện pháp khuyến khích để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đại lục khi doanh số bán nhà trong tháng 4 dường như sẽ tăng lên.
-
Gã khổng lồ ô tô Trung Quốc do tỷ phú Warren Buffett hậu thuẫn muốn sản xuất xe điện tại Việt Nam
BYD có kế hoạch sản xuất xe điện (EV) tại Việt Nam và mong đợi sự hỗ trợ từ Chính phủ sau cuộc gặp ngày 5/5 giữa Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Chủ tịch kiêm người sáng lập hãng ô tô – ông Wang Chuanfu.
-
Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio: Trung Quốc cần tái cơ cấu nợ xấu, tạo ra nhiều tiền hơn để tránh khủng hoảng nợ
Nhà sáng lập Bridgewater Associates Ray Dalio cho biết tại một hội nghị vào thứ Sáu 18/10 rằng, Trung Quốc phải áp dụng điều mà ông gọi là "giảm đòn bẩy đẹp đẽ" (beautiful deleveraging), ngoài các biện pháp kích thích mới nhất của mình để tránh khủng...
-
Giá nhà Trung Quốc vẫn giảm bất chấp hàng loạt nỗ lực kích cầu
Giá nhà tại Trung Quốc trong tháng 9 giảm gần như cùng tốc độ với tháng trước, bất chấp những nỗ lực ổn định ngành bất động sản của nước này.
-
Trung Quốc tăng ngân sách chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản lên 562 tỷ USD
Trung Quốc cho biết họ sẽ mở rộng chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản "danh sách trắng" lên 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 562 tỷ đô la) từ khoảng 2,23 nghìn tỷ nhân dân tệ đã triển khai, bổ sung thêm để ngăn chặn sự suy giảm của lĩnh vực...