Cụ thể, Đài Loan, Singapore và Úc là những nơi đã chứng kiến sự tăng trưởng đột biến của thị trường bất động sản thương mại trong quý I/2021.
Tổng doanh thu đầu tư bất động sản thương mại tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong quý I năm nay đạt 26 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo của CBRE. Nguyên nhân chính giúp thị trường bất động sản thương mại trong khu vực tăng trưởng là do tâm lý của các nhà đầu tư đã dần ổn định, qua đó khiến nhiều thị trường báo cáo mức tăng trưởng dương.
Trong số các phân khúc, logistics vẫn là loại tài sản hấp dẫn nhất với lợi suất tiếp tục giảm trên hầu hết các thị trường. Theo CBRE, các khu công nghiệp phục vụ cho những doanh nghiệp về khoa học và công nghệ tiếp tục được khai thác mạnh mẽ, đặc biệt là tại Trung Quốc và Singapore, những quốc gia có nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.
Sau một năm chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi những tác động tiêu cực mà đại dịch Covid-19 gây ra, nhu cầu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ đã bắt đầu tăng trở lại. Bên cạnh đó, nhu cầu cũng đến từ các công ty sinh học, những người đang cần xây dựng phòng thí nghiệm để nghiên cứu vắc-xin phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Trong khi đó, bất động sản bán lẻ lại chứng kiến những kết quả trái chiều ở các thị trường lớn. Trong khi Hong Kong liên tục chứng kiến sự sụt giảm thì tại Trung Quốc và Nhật Bản, sức tiêu thụ nội địa tăng cao giúp các nhà đầu tư có thêm niềm tin vào lĩnh vực này. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng đang xem xét diễn biến tiếp theo của dịch bệnh Covid-19 trước khi đưa ra quyết định với lĩnh vực văn phòng và khách sạn.
“Thị trường bất động sản châu Á vẫn có tiềm năng phát triển lớn và có khả năng thu hút các nhà đầu tư trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp và các quỹ phát triển đang tích cực đánh giá cơ hội. Một vài thị trường có tính thanh khoản cao và mức giá hợp lý sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Các tài sản cốt lõi sẽ được nghiên cứu kỹ hơn trong khi nhu cầu của một số tài sản thay thế, đặc biệt là các khu công nghệ cao sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bất động sản thương mại châu Á – Thái Bình Dương”, người đại diện của CBRE cho biết.
-
Bắt kịp xu hướng: Lợi ích khi chạy quảng cáo bất động sản trên mạng xã hội
CafeLand - Mạng xã hội là một trong những kênh quảng cáo và bán hàng hiệu quả nhất trên thị trường bất động sản. Thậm chí, bạn có thể tạo ra một lượng khách hàng khổng lồ thông qua các trang mạng xã hội.
-
Hàn Quốc bắt 34 người do trục lợi từ thông tin nội bộ trong vụ bê bối đầu cơ đất đai
CafeLand - Nhà chức trách Hàn Quốc đã bắt giữ 34 người và truy tố thêm 529 người với cáo buộc trục lợi từ thông tin nội bộ với tư cách là nhân viên và quan chức trong một vụ bê bối đầu cơ đất đai.
-
Thị trường bất động sản thương mại châu Á phục hồi chậm sau đại dịch
CafeLand - Theo CBRE, các chương trình tiêm chủng vắc-xin phòng chống Covid-19 và tình hình kinh tế được cải thiện đã góp phần giúp ổn định các hoạt động thuê bất động sản thương mại và thị trường vốn tại châu Á trong quý I/2020.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.