Ảnh minh họa.
Theo nguồn tin từ Reuters, Mỹ sẽ hạn chế xuất khẩu sản phẩm đến 140 công ty Trung Quốc, trong đó có 20 doanh nghiệp bán dẫn, 2 công ty đầu tư và hơn 100 nhà sản xuất máy công cụ phục vụ ngành chế tạo chip. Doanh nghiệp Mỹ muốn cung cấp sản phẩm cho các công ty nằm trong danh sách hạn chế này sẽ phải xin giấy phép đặc biệt.
Các sản phẩm bị đưa vào danh mục kiểm soát bao gồm chip bộ nhớ băng thông cao (HBM) – loại chip quan trọng cho việc huấn luyện trí tuệ nhân tạo (AI), 24 máy công cụ và 3 phần mềm chuyên dụng trong sản xuất chip. Điều này dự kiến sẽ ảnh hưởng lớn đến các công ty sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc như Naura Technology, Piotech hay SiCarrier Technology.
Các công ty này hiện đang hợp tác chặt chẽ với Huawei Technologies – tập đoàn viễn thông lớn của Trung Quốc vốn đã chịu lệnh trừng phạt từ Mỹ trong nhiều năm qua. Huawei hiện được xem là một trong những nhân tố chủ chốt trong chiến lược phát triển chip tiên tiến của Bắc Kinh.
Động thái này là một phần trong nỗ lực quy mô lớn của chính quyền Biden nhằm kiềm chế tham vọng công nghệ của Trung Quốc. Từ tháng 10/2022, Mỹ đã áp dụng hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế Bắc Kinh tiếp cận các dòng chip tiên tiến, vốn được cho là có khả năng hỗ trợ AI trong các mục đích quân sự hoặc gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Mỹ. Đây được xem là bước ngoặt lớn trong chính sách công nghệ của Washington đối với Bắc Kinh, kể từ những năm 1990.
Động thái mới này diễn ra trong bối cảnh ông Donald Trump chuẩn bị nhậm chức tổng thống vào tháng 1/2025. Theo các chuyên gia, ông Trump nhiều khả năng sẽ duy trì các chính sách cứng rắn mà ông Biden đã áp dụng với Trung Quốc trong thời gian qua.
Trước áp lực từ Mỹ và các nước phương Tây, Trung Quốc đã đẩy mạnh nỗ lực tự chủ ngành công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước này vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các ông lớn như Nvidia (Mỹ), hãng đang dẫn đầu trong mảng chip AI, hay ASML (Hà Lan), nhà cung cấp độc quyền máy quang khắc tiên tiến dùng để sản xuất chip hiện đại.
Trong 7 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã chi số tiền kỷ lục là 26 tỷ USD để nhập khẩu các thiết bị sản xuất chip, nhằm tăng cường việc dự trữ máy móc trước các nguy cơ bị hạn chế nhập khẩu và đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp bán dẫn trong nước.
Trung Quốc đặc biệt tập trung mua thiết bị bán dẫn cấp thấp từ các nhà cung cấp như ASML hay Tokyo Electron để cung cấp chip cho nhiều lĩnh vực của nền kinh tế và chủ yếu là ngành công nghiệp ô tô.
Bên cạnh lý do lo ngại việc thắt chặt kiểm soát xuất khẩu từ Mỹ và các đồng minh. Mặt khác, 18 nhà máy sản xuất bán dẫn mới dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động tại Trung Quốc trong năm nay cần được trang bị các công cụ sản xuất chip và hơn một chục nhà máy nữa sẽ đi vào hoạt động tại Trung Quốc trong những năm tới.
-
Cuộc đua bán dẫn Mỹ - Trung chuyển sang đất hiếm
Trong cuộc đua giành vị thế công nghệ bán dẫn toàn cầu với Mỹ, Trung Quốc có lợi thế ở ít nhất một lĩnh vực quan trọng là đất hiếm.
-
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc 2024: Sẽ đạt mốc 200 tỷ USD
Theo Tổng cục Hải quan, trung bình mỗi tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt gần 17 tỷ và nhận định sẽ được duy trì trong 2 tháng cuối năm, đưa thương mại Việt Nam - Trung Quốc sẽ lập kỷ lục mới với 200 tỷ USD.
-
Myanmar muốn gia nhập BRICS, Nam Phi phủ nhận kế hoạch tạo đồng tiền chung
Trong bối cảnh BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mở rộng thành viên và đẩy mạnh ảnh hưởng toàn cầu, Myanmar vừa tuyên bố mong muốn trở thành thành viên của khối này....
-
Elon Musk hủy bỏ kế hoạch quan trọng của Tesla, “mở đường” cho VinFast?
Elon Musk vừa chính thức xác nhận Tesla sẽ không tiếp tục kế hoạch phát triển dòng xe điện giá rẻ, vốn là một trong những dự án được kỳ vọng lớn của hãng. Quyết định này có thể mở ra một cơ hội lớn cho các hãng xe khác, trong đó có VinFast của Việt N...
-
Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'
Do nguồn cung khan hiếm, việc thuê căn hộ giá phải chăng hay sở hữu nhà ở xã hội tại Đức được chuyên gia đánh giá như "trúng xổ số".