Sự phục hồi này diễn ra không đồng đều. Tại Ấn Độ, việc không thể kiểm soát dịch bệnh đã khiến triển vọng về phát triển kinh tế tại quốc gia này giảm xuống rõ rệt. Trong khi đó, việc áp dụng các lệnh giãn cách xã hội ở Nhật Bản và một số quốc gia Đông Nam Á sẽ gây ảnh hưởng đến thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Cho thuê văn phòng
Theo báo cáo của CBRE, nhu cầu thuê văn phòng đã được cải thiện trong quý I với tỷ lệ tăng 1,5% so với quý IV/2020. Điều này được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ của các công ty công nghệ, truyền thông và viễn thông cũng như một số cơ quan tài chính.
Trung Quốc là thị trường dẫn đầu lĩnh vực cho thuê văn phòng trong 3 tháng đầu năm. Trong khi đó, thị trường Hàn Quốc và Singapore lại đối mặt với nhiều vấn đề.
Hoạt động trong lĩnh vực cho thuê văn phòng tại châu Á phần nào được đảm bảo bởi nguồn cung tăng lên. Tính đến hết quý I, tỷ lệ trống đạt mức 14,8%, tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2020. Giá thuê văn phòng tại những thành phố lớn cũng giảm 0,7%.
Ada Choi, người đứng đầu bộ phân nghiên cứu thị trường châu Á tại CBRE cho biết: “Việc nhiều quốc gia tại châu Á kiểm soát thành công đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng không gian văn phòng của các doanh nghiệp. Nhiều khả năng, xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong năm 2021. Khi nhân viên quay trở lại đi làm bình thường, các công ty cũng sẽ đánh giá lại các chiến lược đầu tư”.
Bán lẻ
Đối với lĩnh vực bất động sản bán lẻ, giá thuê tại khu vực Châu Á trong quý I giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính giúp cải thiện các hoạt động của lĩnh vực này là nhờ giá thuê giảm tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc.
Ngoài ra, các nhà bán lẻ ở nhiều quốc gia cũng tích cực tìm kiếm cơ hội mới, đặc biệt là ở những vị trí thuận lợi, được hỗ trợ bởi sự cải thiện ổn định về doanh số bán lẻ và niềm tin của người tiêu dùng. Khi đại dịch được kiểm soát, việc mở cửa các trung tâm thương mại và các cửa hàng bán lẻ sẽ khả thi hơn.
Mặc dù vậy, nguồn cung đối với thị trường bất động sản bán lẻ đang được thắt chặt. Tuy nhiên, CBRE vẫn giữ nguyên mức dự đoán rằng giá thuê bất động sản bán lẻ tại châu Á trong năm nay sẽ giảm nhẹ so với năm 2020.
Công nghiệp
Bất động sản công nghiệp tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng trong quý đầu tiên của năm nay. Chỉ số PMI (chỉ số quản lý thu mua) tại châu Á trong quý đầu đạt mức 55, cao nhất trong 10 năm qua. Nhu cầu và lượng tiêu thụ các kho bãi trong khu vực tăng mạnh, qua đó khiến giá thuê tăng 0,7% so với quý IV/2020. Đây cũng là tố độ tăng trưởng cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát.
Bên cạnh đó, việc lĩnh vực thương mại điện tử phát triển mạnh trong thời gian vừa qua cũng góp phần vào sự tăng trưởng chung của lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Hàng loạt các nền tảng được ra đời đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư lớn.
Sau sự cố tắc nghẽn của kênh đào Suez gần đây là nguyên nhân chính gây ra sự gián đoạn về chuỗi cung ứng toàn cầu và làm tăng chi phí vận chuyển của các doanh nghiệp. Những người đứng đầu các doanh nghiệp đang xem xét để đưa ra những chiến lược mới nhằm giảm thiểu rủi ro trong tương lai.
Theo CBRE, những yếu tố này sẽ góp phần khiến nhu cầu sử dụng kho bãi, trung tâm phân phối và kho lạnh tăng cao trong những tháng tới.
Xu hướng đầu tư tại châu Á
Nghiên cứu của CBRE chỉ ra rằng tổng doanh số đầu tư bất động sản thương mại tại Châu Á đạt 26 tỷ USD trong quý I/2021, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Tâm lý của các nhà đầu tư tiếp tục được cải thiện.
Bất động sản công nghiệp và logistics vẫn là phân khúc nóng nhất với lợi suất tiếp tục giảm trên hầu hết các thị trường. Một số quốc gia tập trung vào phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ như Trung Quốc và Singapore sẽ được hưởng lợi từ xu hướng đầu tư hiện nay.
Trong khi đó, ngành bán lẻ sẽ đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Bất kỳ thị trường nào có lượng tiêu thụ nội địa tăng sẽ có nhiều cơ hội. Ngược lại, một số thị trường lớn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, tiêu biểu như Hong Kong sẽ đối mặt với nhiều vấn đề.
Tiến sĩ Henry Chin, trưởng bộ phận đầu tư toàn cầu của CBRE chia sẻ: “Nhìn chung, nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản thương mại rất cao, đặc biệt là từ những nhà đầu tư tư nhân. Các quỹ đầu tư khác cũng tích cực tìm kiếm cơ hội. Chúng tôi kỳ vọng tổng giá trị đầu tư vào lĩnh vực bất động sản thương mại tại châu Á trong năm nay sẽ tăng 10% nhờ vào các hoạt động mua bán, thanh lý và ký quỹ quản lý”.
-
Giá nhà toàn cầu tăng mạnh nhất kể từ năm 2006, gây lo ngại về bong bóng
CafeLand - Giá nhà ở trên toàn thế giới đang tăng cao nhất kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sau khi thị trường tăng mạnh ở các nơi từ New Zealand, Canada cho đến Singapore ngay trong thời kỳ đại dịch.
-
4 lý do để tin bất động sản công nghiệp và logistic sẽ phát triển mạnh mẽ tại thị trường châu Á
CafeLand - Bất động sản công nghiệp và hậu cần là những phân khúc hiếm hoi có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2020 bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Phần lớn các nhà đầu tư vẫn chưa thực sự quan tâm tới những phân khúc này.
-
CEO Compass: “Công nghệ sẽ không thể thay thế vai trò của con người trên thị trường bất động sản”
CafeLand - Compass là một trong những công ty bất động sản phát triển nhất thế giới trong hơn 1 năm qua. Công ty bất động sản này cũng đã huy động được hơn 1,5 tỷ USD trước khi chính thức IPO vào đầu năm nay.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.