Vay nợ ngân hàng hơn 77.000 tỉ đồng
Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024 với nhiều kết quả tích cực sau giai đoạn khó khăn chung của ngành thép trong nước.
Tính đến thời điểm ngày 31/3, tổng tài sản của Hòa Phát là 201.940 tỉ đồng, tăng thêm 14.000 tỉ đồng so với thời điểm đầu năm nay.
Trong đó, tài sản cố định chiếm tỉ trọng hơn 35%, tương ứng với giá trị 71.000 tỉ đồng và là khoản mục lớn nhất trong cơ cấu tài sản của nhà sản xuất thép này.
Hàng tồn kho và chi phí xây dựng cơ bản dở dang là những khoản mục chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 và thứ 3 trong cơ cấu tài sản của Hòa Phát.
So với ngày đầu năm 2024, hàng tồn kho tăng mạnh 24%, lên 42.700 tỉ đồng. Trong khi đó, chi phí xây dựng cơ bản tăng thêm 4.000 tỉ đồng lên hơn 30.000 tỉ đồng, chủ yếu do doanh nghiệp này đầu tư mở rộng dự án Dung Quất giai đoạn 2.
Tại thời điểm cuối tháng 3/2024, Hòa Phát có đến hơn 22.000 tỉ tiền gửi ngân hàng (ngắn hạn), không thay đổi nhiều so với đầu năm. Ngoài ra, doanh nghiệp đầu ngành thép này còn có gần 6.500 tỉ tiền mặt và 6.000 tỉ tương đương tiền.
Lượng tiền gửi lớn giúp doanh nghiệp của tỉ phú Trần Đình Long "bỏ túi" những khoản lãi không nhỏ, qua đó bù đắp phần nào chi phí lãi vay phải gánh.
Biến động dư nợ và chi phí lãi vay của Hòa Phát. Nguồn: HPG
Bên phía nguồn vốn, nợ phải trả của Hòa Phát tăng thêm hơn 11.000 tỉ đồng trong năm nay 2023, lên mức 96.315 tỉ đồng. Tổng giá trị nợ vay là hơn 77.500 tỉ đồng, tăng hơn 12.000 tỉ đồng so với đầu năm và là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động.
Trong đó, vay ngắn hạn là 64.500 tỉ đồng, chiếm 83% tổng nợ vay và còn lại là hơn 16.000 tỉ đồng vay dài hạn.
Nợ vay lớn khiến nhà sản xuất này phải gánh chi phí lãi vay rất lớn lên đến hàng trăm, thậm chí cả nghìn tỉ đồng mỗi quý.
Trong quý 1/2024, Hòa Phát chịu chi phí lãi vay 636 tỉ đồng, giảm 354 tỉ đồng so với hồi đầu năm. Trung bình mỗi ngày, doanh nghiệp này phải trả hơn 7 tỉ đồng tiền lãi vay.
Doanh nghiệp này cho biết, dư nợ vay tăng mạnh so với thời điểm cuối năm 2023 do hoạt động mua sắm vật tư và giải ngân cho dự án Khu liên hợp Gang thép Dung Quất 2.
Cụ thể, Hòa Phát đã rót thêm vào dự án này gần 4.250 tỉ đồng, qua đó nâng tổng vốn đầu tư lũy kế đã giải ngân đến cuối quý 1/2024 lên 26.800 tỉ đồng.
Lãi hơn 2.800 tỉ đồng quý 1/2024
Lãnh đạo Hòa Phát cho biết, mặc dù hoạt động đầu tư công được đẩy mạnh từ cuối năm 2023 đến nay, thị trường thép xây dựng Việt Nam chưa có cải thiện đáng kể về nhu cầu tiêu thụ do thiếu đi nguồn động lực đến từ thị trường bất động sản, kết hợp với yếu tố mùa vụ do thời gian nghỉ Tết Nguyên đán.
Cơ cấu hàng tồn kho từ quý 1/2022 đến quý 1/2024
Quý vừa rồi, Hòa Phát đã sản xuất 2,1 triệu tấn thép thô, tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Tất cả lò cao của Khu liên hợp Hải Dương và Dung Quất hiện tại đang chạy gần như hết công suất.
Tổng sản lượng thép xây dựng, phôi thép và thép cuộn cán nóng HRC cung cấp cho thị trường đạt 1,85 triệu tấn, giảm nhẹ so với quý 4/2023 nhưng đã tăng 34% so với cùng kỳ.
Sản lượng thép xây dựng, thép chất lượng cao của Hòa Phát đạt 956.000 tấn, tăng 10% còn thép cuộn cán nóng đạt 805.000 tấn, tăng 67%.
Ống thép đạt sản lượng 131.000 tấn và tôn mạ các loại đạt 98.000 tấn, lần lượt giảm 18% và tăng 40% so với sản lượng bán hàng cùng kỳ năm 2023. Trong đó, sản lượng tôn mạ xuất khẩu 3 tháng qua tăng trưởng mạnh, đóng góp tới hơn 61.000 tấn.
Hiện tại, doanh nghiệp này đang có tổng cộng 7 lò cao luyện thép, gồm 4 lò ở Dung Quất và 3 lò ở Hải Dương với công suất sản xuất thép thô đạt 8,5 triệu tấn/năm, dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép của cả nước với lần lượt là 37% và 25%.
Về kết quả kinh doanh, Hòa Phát ghi nhận doanh thu quý 1/2024 đạt 31.092 tỉ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tăng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ghi nhận 2.887 tỉ đồng, gấp 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh, Hòa Phát báo lãi sau thuế 2.869 tỉ đồng, con số này tương ứng với lợi nhuận mà Chủ tịch Trần Đình Long tiết lộ trước với cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra mới đây.
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam vừa làm được điều chưa từng có trong nhiều năm qua
Trong tháng 4/2024, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường 805.000 tấn thép các loại, tăng 16% so với tháng trước và là mức tiêu thụ cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.
-
Hơn 165.000 cổ đông Hòa Phát sắp nhận tin vui
Dự kiến trong quý 2/2024, Tập đoàn Hòa Phát sẽ phát hành hơn 581 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 10% để tăng vốn điều lệ. Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu HPG sẽ được nhận về 1 cổ phiếu mới.
-
Được Tập đoàn Hòa Phát đầu tư 85.000 tỷ đồng (hơn 3 tỷ USD), dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 tại huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã đạt tiến độ khoảng 50% khối lượng công việc, dự kiến đi vào hoạt động từ quý 1/2025.
-
Resco được chủ khách sạn 5 sao chia lợi nhuận “khủng”
Resco - doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trực thuộc UBND TP.HCM vừa được chia lợi nhuận hơn 60 tỷ đồng. Trong đó, 40 tỷ đồng đến từ chủ khách sạn 5 sao.
-
Một công ty xi măng thua lỗ 7 quý liên tiếp, thừa nhận khó khăn chưa từng có
Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn vừa công bố Báo cáo tài chính quý 1/2024 với khoản lỗ gần 50 tỷ đồng. Đây cũng là quý lỗ thứ 7 liên tiếp của doanh nghiệp này kể từ quý 3/2022.
-
Công ty cung cấp nội thất cho Novaland, Vinhomes… mất 1/3 doanh thu mảng dự án, vừa nhận lại hàng trăm tỷ tiền cọc tại Novaworld Phan Thiết
Tại thời điểm cuối quý 1/2024, Gỗ An Cường ghi nhận khoản phải thu về cho vay hơn 256 tỷ đồng từ Công ty CP Novareal. Đây là khoản tiền đặt cọc tại dự án Novaworld Phan Thiết.