Trong văn bản, Gỗ Trường Thành lý giải kết quả kinh doanh kém khả quan trong năm 2023 là do tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu bị gián đoạn. Nhiều quốc gia duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, tăng trưởng thương mại yếu và niềm tin người tiêu dùng chậm phục hồi.
Gỗ Trường Thành cho biết đã xử lý các tồn đọng liên quan đến nợ thuế trong giai đoạn 2012-2022. Đến nay, quá trình hoàn thuế giá trị gia tăng của công ty đã trở về bình thường, giúp cải thiện đáng kể dòng tiền phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tồn kho giảm.
Kết quả, Gỗ Trường Thành ghi nhận doanh thu năm 2023 đạt 1.567 tỷ đồng, giảm 22% so với năm trước. Tuy nhiên, với việc các chi phí hoạt động lớn và tăng thuế khiến doanh nghiệp này bị lỗ ròng 144 tỷ đồng sau kiểm toán.
Tính đến cuối quý 1/2024, Gỗ Trường Thành còn lỗ lũy kế hơn 3.226 tỷ đồng
Để khắc phục tình trạng cổ phiếu bị cảnh báo, Gỗ Trường Thành đặt mục tiêu doanh thu 2.012 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 57 tỷ đồng.
Theo đó, bên cạnh việc đẩy mạnh thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp đã ký kết hợp tác chiến lược với nhiều tập đoàn bất động sản lớn tại Việt Nam và quốc tế để phân phối các sản phẩm nội thất đến trực tiếp dự án.
Về xuất khẩu, Gỗ Trường Thành cho biết sẽ tiếp tục hợp tác với các khách hàng lớn như Natuzzi, Williams Sonoma, TJX... ở nhiều ngành hàng để tăng trưởng doanh thu, giá trị đơn hàng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh đó, nghiên cứu và triển khai mở rộng các nhà máy ở Đắk Lắk, Bình Định. Đồng thời, mở rộng tìm kiếm thêm nhiều nguồn nguyên vật liệu với chi phí tốt và ổn định nhằm cung cấp đồng bộ kịp thời cho nhu cầu sản xuất, kiểm soát định mức tiêu hao nguyên vật liệu và tiết kiệm chi phí nhằm tối ưu chi phí sản xuất, qua đó giúp cải thiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, doanh nghiệp này sẽ chuyển nhượng các công ty trồng rừng không phù hợp với định hướng phát triển, tập trung thu hồi công nợ, tài sản không đem lại hiệu quả để thu hồi vốn sản xuất kinh doanh...
Hiện tại, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp một thời gắn với biệt danh “vua gỗ” vẫn còn mất cân đối khi nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn.
Tính đến cuối quý 1/2024, Gỗ Trường Thành còn lỗ lũy kế hơn 3.226 tỷ đồng. Tổng tài sản giảm xuống còn 2.714 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu là 273 tỷ đồng, chỉ bằng 1/10 quy mô nợ phải trả.
Ngoài ra, doanh nghiệp này đang phải trả khoản lãi hàng trăm tỉ đồng dựa trên số tiền 1.032 tỷ đồng do Vinhomes trả trước từ năm 2017.
Cụ thể, vào tháng 5/2017, Gỗ Trường Thành được chọn là nhà cung cấp chiến lược sản phẩm gỗ thành phẩm cho các dự án của Vinhomes và các công ty con với tổng giá trị dự kiến lên đến 16.000 tỷ đồng. Cùng thời điểm, Vingroup và Vinhomes đã đặt cọc lần lượt hơn 70 tỷ đồng và 1.032 tỷ đồng với lãi suất thả nổi.
Mức lãi suất được ghi nhận tại thời điểm cuối quý 1/2024 là 2,75%. Số tiền đặt cọc và tiền lãi phát sinh này sẽ được cấn trừ tương ứng 10% giá trị nghiệm thu theo các hợp đồng thi công giữa Gỗ Trường Thành và Vingroup, Vinhomes.
Gỗ Trường Thành kỳ vọng hoạt động sản xuất, kinh doanh thời gian tới sẽ khả quan hơn, từng bước giảm và xóa lỗ lũy kế, khắc phục được nguyên nhân dẫn tới tình trạng cổ phiếu TTF bị đưa vào diện cảnh báo.
Quý 1/2024 lãi đột biến nhờ ngân hàng xóa nợ
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2024, Gỗ Trường Thành ghi nhận doanh thu giảm nhẹ so với cùng kỳ, xuống còn 323 tỷ đồng. Công ty báo lãi sau thuế đạt 11,5 tỷ đồng, cao gấp 6,3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Ban lãnh đạo Gỗ Trường Thành lý giải kết quả đột biến trên là nhờ được Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) - Chi nhánh Buôn Ma Thuột thông báo xóa nợ đối với các khoản lãi phát sinh liên quan đến lãi chậm nộp chưa thanh toán, do đó được hoàn nhập chi phí tài chính.
Gỗ Trường Thành được Ngân hàng VDB - Chi nhánh Buôn Ma Thuột xóa nợ đối với các khoản lãi phát sinh. Nguồn: BCTC TTF
Tại ĐHĐCĐ mới đây, Gỗ Trường Thành đã thống nhất sẽ triển khai việc tiếp tục đổi tên công ty từ Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành sang tên mới là Công ty Cổ phần TTF. Trong khi đó, mã chứng khoán vẫn không thay đổi là TTF.
Doanh nghiệp này cho biết mục đích thay đổi là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kết nối với các đối tác, khách hàng giao dịch và kinh doanh theo định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn mới, mở rộng thị trường theo định hướng phát triển bền vững trong thời gian tới.
Về kế hoạch huy động vốn, Gỗ Trường Thành trình cổ đông huỷ kế hoạch phát hành 41,12 triệu cổ phiếu riêng lẻ đã thông qua trong năm 2022.
Lý giải về huỷ phương án chào bán cổ phiếu, doanh nghiệp cho biết sau quá trình làm việc với các cơ quan quản lý, trên cơ sở đánh giá lại tình hình thị trường không thuận lợi, ảnh hưởng đến việc chào bán và lợi ích cổ đông, cũng như đánh giá lại kế hoạch sử dụng nguồn vốn, kế hoạch kinh doanh.
“Trong trường hợp công ty xét thấy có nhu cầu cần thiết về huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh thì sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch tăng vốn. Việc triển khai tăng vốn sẽ được HĐQT trình ĐHĐCĐ xem xét tại các kỳ họp gần nhất”, Gỗ Trường Thành thông tin.
-
Gỗ Trường Thành dự định đổi tên thành TTF
Thay tên đổi vận là cách mà ban lãnh đạo Gỗ Trường Thành đang muốn áp dụng cho doanh nghiệp này, sau khi tình hình kinh doanh sa sút.
-
Gỗ Trường Thành sẽ thoát lỗ lũy kế hơn 3.000 tỉ nhờ Vingroup, Hưng Thịnh?
CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (Mã: TTF) vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) giải trình biện pháp và lộ trình khắc phục diện cảnh báo của cổ phiếu TTF.
-
Về tay người Thái, công ty nhựa lớn nhất miền Nam sẽ có lần thứ 2 cán mốc lợi nhuận nghìn tỷ?
Năm 2024, DSC dự phóng doanh thu của Nhựa Bình Minh đạt 5.113 tỷ đồng, lãi sau thuế ở mức 1.040 tỷ đồng, qua đó có năm thứ 2 liên tiếp đạt lợi nhuận nghìn tỷ từ khi trở thành công ty con của Nawaplastic Industries....
-
Đề án tái cơ cấu EVN đến năm 2025: Đặt mục tiêu có lãi, doanh thu tăng 7-10%
Đề án tái cơ cấu đặt mục tiêu đưa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi, với tăng trưởng doanh thu bình quân 7-10%.
-
Công ty sản xuất nhựa lớn nhất miền Nam với 4 nhà máy và hơn 1.300 lao động báo lãi tăng mạnh, có hơn 2.200 tỷ gửi ngân hàng
Trong quý 3/2024, Nhựa Bình Minh ghi nhận 1.407 tỷ đồng doanh và 290 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 52% và 39% so với cùng kỳ năm ngoái.