Thị trường bất động sản trầm lắng cộng với việc chi phí đầu vào tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp xi măng trong thời gian qua.
Cụ thể, Báo cáo tài chính hợp nhất quý đầu năm nay của Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn (mã chứng khoán BCC) ghi nhận doanh thu thuần đạt 690 tỷ đồng, giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2023 và lỗ sau thuế gần 50 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 48,6 tỷ đồng.
Như vậy, đây đã là quý thua lỗ thứ 7 liên tiếp của doanh nghiệp kể từ quý 3/2022.
Lý giải nguyên nhân thua lỗ, theo lãnh đạo Xi măng Bỉm Sơn, mức giảm doanh thu cùng chi phí bán hàng tăng cao nên dù công ty đã giảm giá vốn, chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng vẫn bị thua lỗ.
Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn
Tính đến hết ngày 31/3/2023, tổng tài sản của Xi măng Bỉm Sơn là 3.800 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho đạt 347 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn đạt 402 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần thời điểm đầu năm, phần lớn là phải thu từ khách hàng.
Bên kia nguồn vốn, nợ phải trả chiếm đến 54%, tương đương hơn 2.068 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn. Trong đó, vay ngắn hạn là 846 tỷ đồng, tăng 8% so với hồi đầu năm.
Năm 2024, lãnh đạo Xi măng Bỉm Sơn cho rằng nguồn cung xi măng tiếp tục vượt xa so với nhu cầu khi có thêm nhiều dây chuyền sản xuất mới đi vào hoạt động.
Ngoài ra, sản lượng xuất khẩu xi măng khó có khả năng tăng trưởng so với 2023 (khoảng 20,5 triệu tấn) do cạnh tranh nguồn xuất từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác trong khu vực.
Doanh nghiệp này cho rằng ngành xi măng hết sức khó khăn khi nguồn cung và giá nguyên nhiên vật liệu tiếp tục duy trì ở mức cao.
“Nhu cầu sử dụng xi măng bao đang dần thấp hơn xi măng rời, tiếp tục làm giảm lợi thế và thương hiệu xi măng của công ty, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh”, Xi măng Bỉm Sơn cho biết.
Theo đó, nhà sản xuất xi măng này đưa ra kế hoạch kinh doanh 2024 với mức lỗ sau thuế gần 159 tỷ đồng; tổng doanh thu đạt gần 3.096 tỷ đồng dựa trên mức sản lượng sản xuất clinker là hơn 2,3 triệu tấn và xi măng (bao gồm gia công) gần 3 triệu tấn.
Trước thực trạng nhiều nhà máy xi măng lớn đang thua lỗ, mới đây Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) đã kiến nghị Thủ tướng và các bộ, ngành có giải pháp tăng tiêu thụ nội địa xi măng thông qua sử dụng giải pháp cầu cạn trong đầu tư cao tốc, đặc biệt ở những vùng đất yếu, vùng cần thoát lũ như miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long.
Gia cố nền đường bằng xi măng - đất để thay thế cho giải pháp truyền thống đắp nền đường bằng cát san lấp.
VNCA cũng kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội thông qua việc bỏ thuế xuất khẩu đối với clinker, trước mắt nếu chưa bãi bỏ thì giữ nguyên thuế xuất khẩu với clinker 2 năm tới là 5%.
Chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp xi măng, đồng thời không khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dự án xi măng tại Việt Nam.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra với các doanh nghiệp ngành xi măng
Ngành xi măng đang đứng trước khó khăn nhất trong 120 năm hoạt động khi sản lượng tiêu thụ, xuất khẩu xi măng và clinker suy giảm, chi phí đầu vào tăng cao, nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng hoặc dừng lò…
-
Hàng trăm tỉ “mắc kẹt” tại dự án 7 năm “đắp chiếu”, Xi măng Bỉm Sơn tiếp tục báo lỗ nặng
Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn (Mã: BCC) vừa công bố Báo cáo tài chính quý 1/2023 với mức lỗ ròng gần 50 tỉ đồng, giảm hơn 155% so với cùng kỳ.
-
Resco được chủ khách sạn 5 sao chia lợi nhuận “khủng”
Resco - doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trực thuộc UBND TP.HCM vừa được chia lợi nhuận hơn 60 tỷ đồng. Trong đó, 40 tỷ đồng đến từ chủ khách sạn 5 sao.
-
Công ty cung cấp nội thất cho Novaland, Vinhomes… mất 1/3 doanh thu mảng dự án, vừa nhận lại hàng trăm tỷ tiền cọc tại Novaworld Phan Thiết
Tại thời điểm cuối quý 1/2024, Gỗ An Cường ghi nhận khoản phải thu về cho vay hơn 256 tỷ đồng từ Công ty CP Novareal. Đây là khoản tiền đặt cọc tại dự án Novaworld Phan Thiết.
-
Bị buộc trả lại cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng, Quốc Cường Gia Lai có bao nhiêu tiền mặt?
Trong quý 1/2024, lượng tiền mặt nắm giữ và phải thu ngắn hạn của Quốc Cường Gia Lai tăng lần lượt 4% và 24%, lên 30 tỷ đồng và 546 tỷ đồng.