Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 vừa được tổ chức mới đây, ban lãnh đạo CTCP Gỗ An Cường (Mã: ACG), đánh giá năm 2023 là một năm nhiều nốt trầm của kinh tế thế giới khi căng thẳng địa chính trị leo thang, lạm phát và lãi suất duy trì ở mức cao.
Tại Việt Nam, trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng, doanh nghiệp này đã phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh bằng cách giảm tỷ trọng bán hàng cho các dự án bất động sản và tăng cường mảng xuất khẩu trực tiếp.
Năm 2023 vừa qua, Gỗ An Cường ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.761 tỷ đồng, giảm 16% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế giảm 29%, ở mức 437 tỷ đồng.
Nhận định về thị trường năm 2024, lãnh đạo Gỗ An Cường cho rằng tình hình thị trường vẫn còn yếu, do đó sẽ tập trung với hoạt động kinh doanh cốt lõi là lĩnh vực gỗ và vật liệu gỗ công nghiệp ở phân khúc trung và cao cấp.
“Năm 2024, thị trường chỉ mới chớm phục hồi trở lại, chúng tôi nghĩ phải đến năm 2025-2026, thị trường mới tốt”, lãnh đạo Gỗ An Cường cho biết.
Theo đó, doanh nghiệp này đặt kế hoạch gần như tương đương năm trước, với doanh thu 3.785 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 440 tỷ đồng.
Nhà máy của Gỗ An Cường đang hoạt động khoản 70% công suất
Về các mảng kinh doanh hiện tại, Gỗ An Cường cho biết mảng dự án gần như đứng lại và chưa có dấu hiệu khởi sắc, công ty đã mất 1/3 doanh thu và lợi nhuận từ mảng này.
Hiện nay, các nhà máy của Gỗ An Cường đang hoạt động được khoảng 70% công suất. Trong đó, nhà máy cửa chỉ mới hoạt động 60% công suất vì nội địa chưa có nhiều đơn hàng; nhà máy ván sàn đang hoạt động 40% công suất và nhà máy gỗ công nghiệp hoạt động 65% công suất. Ước tính, nếu các nhà máy chạy hết công suất, doanh thu công ty có thể đạt 6.000 tỷ đồng.
Mới đây, nhà sản xuất nội thất này đã công bố Báo cáo tài chính quý 1/2024 với doanh thu thuần tăng nhẹ so với cùng kỳ, đạt 695 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế hơn 81 tỷ đồng, cao gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến hết ngày 31/3, tổng tài sản của Gỗ An Cường là 5.700 tỷ đồng, tăng nhẹ so với số đầu năm. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản đầu tư tài chính ngắn hạn với 2.135 tỷ đồng, chiếm 37% tổng tài sản và tăng 16% sau một quý.
Hàng tồn kho ghi nhận 1.256 tỷ đồng, đa số là nguyên vật liệu và thành phẩm. Các khoản phải thu ngắn hạn hơn 930 tỷ đồng, hầu hết là phải thu từ khách hàng bên thứ ba.
Bên kia nguồn vốn, dư nợ vay tài chính là 953 tỷ đồng, hoàn toàn là nợ vay ngắn hạn từ các ngân hàng.
Nhận lại tiền đặt cọc tại dự án Novaworld Phan Thiết
Tại thời điểm cuối quý 1/2024, Gỗ An Cường ghi nhận khoản phải thu về cho vay hơn 256 tỷ đồng từ Công ty CP Novareal, gồm 114 tỷ đồng phải thu về ngắn hạn và 142,5 tỷ đồng thu về dài hạn. Đây là khoản tiền đặt cọc tại dự án Novaworld Phan Thiết.
Gỗ An Cường ghi nhận khoản phải thu 256 tỷ đồng từ Công ty CP Novareal. Nguồn: ACG
Cụ thể, năm 2021, Gỗ An Cường đã ký các văn bản thỏa thuận với Công ty Novareal để chọn mua Bất động sản thuộc dự án Novaworld Phan Thiết và đã đặt cọc hơn 285 tỷ đồng.
Theo văn bản thỏa thuận trên, đến ngày 15/3/2023, doanh nghiệp sản xuất nội thất gỗ này có quyền chọn mua hoặc không mua bất động sản nói trên.
Tuy nhiên, cuối cùng Gỗ An Cường đã lựa chọn phương án không đăng ký chọn mua bất động sản và thỏa thuận lịch thu hồi lại số tiền cọc từ quý 4/2023 đến năm 2025.
Cụ thể, trong tháng 9/2023, doanh nghiệp này đã thu hồi 28,5 tỷ đồng tiền đặt cọc. Lãi suất được hưởng là 13%/năm đến tháng 9/2023 và sau đó là 15%/năm.
Theo lãnh đạo Gỗ An Cường, công ty là người mua nhà chứ không phải nhà thầu cho Novaland. Đây là khoản đầu tư một lần.
“Thời gian tới, công ty vẫn tập trung vào gỗ, chứ không mang nhiều tiền đi đầu tư tài chính”, lãnh đạo Gỗ An Cường cho biết.
-
Gỗ An Cường báo lãi bèo bọt, sắp nhận lại hàng trăm tỷ tiền đặt cọc tại dự án Novaworld Phan Thiết
Gỗ An Cường se không đăng ký mua dự án Novaworld Phan Thiết và khoản tiền hơn 285 tỷ đồng đặt cọc sẽ được thu hồi trong khoảng thời gian từ quý 4/2023 đến hết năm 2025 với lãi suất lên tới 15%/năm.
-
Gỗ An Cường làm ăn ra sao sau khi “chuyển nhà” sang HoSE?
Vừa mới chính thức chuyển sàn sang HoSE, CTCP Gỗ An Cường (Mã: ACG) đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 với doanh thu và lợi nhuận tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm trước.
-
Hơn 2.700 tỉ đồng cải thiện môi trường đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng ở TP. Phan Thiết
HĐND tỉnh Bình Thuận vừa thống nhất chi khoảng hơn 2.700 tỉ đồng để cải thiện môi trường đô thị TP. Phan Thiết và xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế trên địa bàn thành phố này.
-
Khu vực phía Bắc tỉnh Bình Thuận sắp tới sẽ phát triển ra sao?
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai công việc liên quan đến các dự án trọng điểm tại khu vực phía Bắc tỉnh Bình Thuận (Tổ công tác 1280) vừa nghe báo cáo tiến độ triển khai công việc liên quan đến các dự án trọng điểm...
-
Những đơn vị hành chính nào ở Bình Thuận sẽ được sắp xếp lại?
Từ ngày 1/12/2024, nhiều đơn vị hành chính cấp xã tại TP. Phan Thiết, huyện Bắc Bình thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ được sắp xếp lại theo quy định.