Theo dữ liệu từ Real Capital Analytics, các khoản đầu tư ra nước ngoài của những doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đã giảm từ mức đỉnh 17,5 tỷ USD trong năm 2017 xuống còn gần 2 tỷ USD trong năm qua. Trước đây, họ là những người nắm giữ nhiều dự án văn phòng, bán lẻ, công nghiệp, chung cư,… tại Mỹ và các nước châu Âu.
Martin Wong, lãnh đạo của công ty bất động sản Knight Frank tại Trung Quốc cho biết: “Khi biện pháp kiểm soát dòng vốn vẫn được áp dụng, dự kiến các khoản đầu tư của những nhà phát triển bất động sản Trung Quốc ra nước ngoài sẽ tiếp tục giảm”.
Sau khi Bắc Kinh đưa ra chính sách “lằn ranh đỏ” vào tháng 8/2020, các doanh nghiệp bất động sản nước này đã cố gắng để thực hiện nhằm đáp ứng tiêu chuẩn, nếu không họ sẽ bị giảm khả năng tiếp cận các nguồn vay mới. Các nhà phát triển hàng đầu như China Evergrande đã phải vật lộn để đáp ứng những yêu cầu này.
Theo dữ liệu từ Juwai IQI, một công ty bất động sản có trụ sở tại Kuala Lumpur, các công ty Trung Quốc đã đầu tư ít nhất 103,8 tỷ USD từ năm 2006 đến quý đầu tiên của năm nay vào các thị trường quốc tế.
Greenland Holdings là nhà đầu tư hàng đầu trong số các công ty bất động sản, đã chi 8,2 tỷ USD trong suốt 15 năm. Juwai IQI cũng lưu ý rằng nhiều nhà phát triển đã giảm quy mô đầu tư, nhưng một số vẫn tiếp tục đầu tư vào các thị trường nước ngoài như Mỹ, Úc, Canada và Anh.
Bất chấp việc Bắc Kinh thắt chặt các quy định, Greenland vẫn tiếp tục với một dự án ở Úc. Tại Anh, Guangzhou R&F Properties cũng trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất.
Kể từ khi mối quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh trở nên căng thẳng vào năm 2018, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào thị trường Úc đã bắt đầu hạ nhiệt. Tổng khối lượng đầu tư vào thị trường bất động sản Úc từ các nhà đầu tư Trung Quốc giảm từ 935,5 triệu USD trong năm 2019 xuống chỉ còn 22,7 triệu USD trong quý I/2021.
Theo Sing Tien Foo, trưởng khoa nghiên cứu thị trường bất động sản kiêm Giám đốc Viện Nghiên cứu Đô thị và Bất động sản tại Đại học Quốc gia Singapore, những hạn chế mà chính quyền Bắc Kinh đưa ra sẽ gây ảnh hưởng tới làn sóng đầu tư ra nước ngoài của những công ty bất động sản Trung Quốc.
Ông nói: “Cuộc khủng hoảng của “bom nợ” China Evergrande, một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc sẽ lan sang các doanh nghiệp khác, buộc chính phủ phải đưa ra những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn đối với các doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là những đơn vị có khoản nợ nước ngoài cao. Điều này về lâu dài có thể hạn chế tính thanh khoản của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc, khiến những khoản đầu tư ra thị trường nước ngoài sụt giảm”.
-
Tài sản của người giàu nhất thế giới Elon Musk đã tăng lên 288,6 tỷ USD vào ngày thứ Hai (ngày 25. 10), theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg. Elon Musk đã gặt hái được khoản lợi nhuận 36,2 tỷ USD khi giá cổ phiếu hãng xe điện Tesla của vị tỷ phú này tăng vọt sau khi Hertz Global Holdings đặt hàng 100.000 ô tô. Đây là giao dịch lớn nhất lớn từ trước đến nay của hãng.
-
Giới trẻ thúc đẩy sự phục hồi của thị trường bất động sản Đông Nam Á sau đại dịch
Thị trường bất động sản ở Đông Nam Á, một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19, đang sẵn sàng cho quá trình phục hồi khi các quốc gia trên thế giới dần mở cửa trong những tháng tới. Giới phân tích và chuyên gia nhận định rằng phần lớn sự phục hồi sẽ được thúc đẩy bởi những người trẻ trong khu vực.
-
Tòa án Hồng Kông ra lệnh giải thể tập đoàn bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới China Evergrande
Một tòa án ở Hồng Kông ngày thứ Hai 29/1 đã ra lệnh thanh lý tập đoàn bất động sản khổng lồ China Evergrande Group, một động thái có thể gây ra những làn sóng tác động đến thị trường tài chính đang xuống dốc của Trung Quốc khi các nhà hoạch định chín...
-
Từ Country Garden tới China Evergrande, cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc đang diễn ra như thế nào?
Việc hàng loạt công ty bất động sản, bao gồm cả những ông lớn như China Evergrande hay Country Garden, rơi vào cảnh nợ nần đang khiến ngành bất động sản Trung Quốc, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn của nền kinh tế nước này, đối mặt nhiều khó khăn....
-
Các công ty bất động sản tư nhân của Trung Quốc đứng trên núi nợ 390 tỷ USD
Theo một ước tính từ Gavekal Research, các hóa đơn chưa thanh toán từ các nhà phát triển tư nhân Trung Quốc có tổng trị giá 390 tỷ USD, một mối đe dọa lớn đang rình rập nền kinh tế.