Hiện tại, một số nhà quản lý quỹ phải đóng băng các khoản rút tiền hoặc bán bớt các khoản nắm giữ khi họ phải vật lộn để đối phó với làn sóng bán tháo của các nhà đầu tư.
Theo hồ sơ công khai, một nửa trong số 31.000 sản phẩm quản lý bất động sản (WMP) có thu nhập cố định đang lưu hành của đất nước đã báo cáo sự sụt giảm giá trị kể từ lần đầu tiên chính phủ báo hiệu rằng họ sẽ nới lỏng chính sách Zero-Covid vào ngày 11/11.
WMP là sản phẩm đầu tư thường được phát hành bởi các ngân hàng và nhà phát triển bất động sản cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Các nhà đầu tư đang tìm kiếm những nguồn lợi nhuận ổn định đổ xô vào các WMP tập trung vào trái phiếu tương đối thận trọng khi thị trường Trung Quốc lao dốc do ảnh hưởng từ các đợt phong tỏa và cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài. Chỉ số CSI 300 đã giảm hơn 20% trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10.
Thông báo ngày 11/11 của chính quyền Bắc Kinh đã đảo ngược những xu hướng này, khi các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán hy vọng rằng các biện pháp mới sẽ thúc đẩy nền kinh tế, lợi nhuận doanh nghiệp và giá cổ phiếu.
Jeffrey Zhang, một giám đốc điều hành quỹ đầu tư bất động sản có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết những động thái mới đem tới “triển vọng kinh tế sáng sủa hơn”. Quyết định sau đó của chính phủ về việc loại bỏ các biện pháp kiểm soát Zero-Covid, được công bố vào ngày 7/12, càng thúc đẩy sự lạc quan của các nhà đầu tư.
Điều này đã tạo ra một làn sóng bán tháo thậm chí còn lớn hơn khi các nhà đầu tư đang nắm giữ WMP mất niềm tin vào sản phẩm này và lo lắng về việc phải chịu thêm các khoản lỗ.
Khi càng có nhiều tiền được được rút ra khỏi thị trường WMP bởi đợt bán phá giá này, các nhà quản lý quỹ trái phiếu đã bán bớt số tiền họ nắm giữ để đáp ứng các khoản mua lại trong một chu kỳ mới.
Huang Da, một nhà quản lý quỹ trái phiếu có trụ sở tại Hàng Châu, cho biết: “Tình trạng bán tháo hiện tại có thể tiếp tục trong một thời gian vì những phản hồi mang tính tiêu cực đã hình thành”.
Theo một lãnh đạo cấp cao của ngân hàng Trung Quốc, một số ngân hàng, đặc biệt là các đơn vị cho vay quy mô nhỏ, cũng đã bán bớt lượng WMP nắm giữ của họ để gây quỹ cho các biện pháp cứu trợ do chính phủ ủy quyền nhằm thúc đẩy lĩnh vực bất động sản.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã tăng thêm áp lực lên thị trường trái phiếu Trung Quốc vào ngày 15/11 bằng cách cắt giảm cơ sở cho vay trung hạn một năm từ 1.000 tỷ nhân dân tệ xuống còn 850 tỷ nhân dân tệ.
Trong khi PBoC thay đổi chính sách và bơm thanh khoản mới vào thị trường vào ngày 17/11, các chuyên gia kinh tế cho biết ngân hàng trung ương khó có thể nới lỏng hơn nữa vì lo ngại đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục suy yếu so với đồng USD, qua đó làm tăng thêm áp lực đối với dòng vốn.
Một WMP phổ biến do China Merchants Bank phát hành đã ngừng nhận lệnh rút tiền vào ngày 16/11 khi nó phải vật lộn để theo kịp dòng tiền bán ra. Hơn 200 triệu nhân dân tệ đã được rút khỏi WMP vào ngày hôm đó, số tiền tương đương với khoảng 10% tổng giá trị tài sản của WMP.
“Có quá nhiều tiền trên thị trường trái phiếu”, Larry Hu, chuyên gia kinh tế về thị trường Trung Quốc của Macquarie tại Hong Kong, cho biết.
-
Khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc có thể khiến 15% ngân hàng nhỏ phá sản
Những nỗ lực quyết liệt gần đây của chính phủ Trung Quốc nhằm hồi phục thị trường bất động sản đang tạo ra một số lực đẩy nhất định. Tuy nhiên, quốc gia này có thể cần nhiều năm để đảo ngược những thiệt hại mà ngành bất động sản đã gây ra cho nền kinh tế.
-
Khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc chưa kết thúc
Nhóm cổ phiếu bất động sản Trung Quốc đã tăng vọt trong tháng qua, một sự thay đổi mạnh mẽ sau thời gian dài lao dốc. Sự thay đổi này diễn ra sau một loạt thông báo từ Bắc Kinh báo hiệu cho sự kết thúc của một chiến dịch kéo dài nhằm đưa lĩnh vực bất động sản trở về đúng vị thế vốn có.
-
Thị trường trái phiếu Trung Quốc không còn hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài
Trái phiếu của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đang có dấu hiệu hồi phục sau các biện pháp của Bắc Kinh nhằm hỗ trợ lĩnh vực đang lao dốc, nhưng các nhà đầu tư dài hạn đang tránh xa cho đến khi họ thấy dấu hiệu phục hồi sâu hơn.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.