Con số này cao hơn mức 3,2% trong năm 2019. Đây là điều tương đối bất ngờ khi thị trường nhà ở đã đối mặt với nhiều sự khó khăn trong năm qua vì đại dịch Covid-19. Mặc dù vậy, có những sự khác biệt rõ ràng giữa các thành phố.
Một số thị trường mới nổi thuộc khu vực châu Âu và châu Á đều nằm trong nhóm các thành phố có mức tăng giá nhà cao nhất năm 2020, đặc biệt là các thành phố của Thỗ Nhĩ Kỳ.
Những phần chính của báo cáo gồm có:
1. Giá nhà ở tại các khu vực đô thị có mức tăng từ 3,2% vào năm 2019 lên 5,6% vào năm 2020.
2. Các thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ, New Zealand, Nga và Canada chiếm nhiều vị trí cao trên bảng xếp hạng. Trong khi đó, Mỹ cũng sở hữu tới 14 thành phố có mức tăng giá nhà trên 7% vào năm vừa qua.
3. Có những mối tương quan giữa các lệnh giãn cách xã hội và tốc độ tăng trưởng giá nhà. Các thành phố ở khu vực Bắc Mỹ, Châu Úc và Châu Âu đang hoạt động mạnh mẽ, một phần do nhu cầu bị kìm hãm trong suốt thời kỳ đại dịch đã được giải tỏa trong thời gian gần đây. Ngược lại, các thành phố tại Châu Á chứng kiến mức tăng giá thấp hơn.
4. Mọi sự quan tâm đang được đổ dồn vào các nhà hoạch định chính sách khi họ quyết định bỏ qua các gói kích thích thị trường cho nửa cuối năm 2021. Tác động của sự kiện này tới hành vi của người tiêu dùng sẽ được nhận ra một cách rõ ràng hơn trong thời gian tiếp theo.
Trên thực tế, những thị trường trải qua thời gian giãn cách xã hội lâu hơn đang có mức tăng trưởng giá nhà ở tốt hơn. Nhu cầu bị dồn nén trong suốt thời gian dài đã được thúc đẩy bởi tỷ lệ lãi suất thấp cùng với đó là nguồn cung hạn chế.
Trong số 15 thành phố của Mỹ được Knight Frank theo dõi, có tới 14 thành phố ghi nhận mức tăng giá ở hàng năm trên 7%. Con số này cao hơn nhiều so với năm 2019, thời điểm chỉ có duy nhất 2 thị trường ghi nhận mức tăng trưởng giá nhà ở cao hơn mức trung bình hàng năm.
Ngược lại, các thành phố của Trung Quốc đang chứng kiến mức sụt giảm đáng kể. Điều tương tự cũng diễn ra với Tây Ban Nha và Ý, những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 tại châu Âu.
Theo các chuyên gia của Knight Frank, tốc độ tăng trưởng của giá nhà ở toàn cầu trong năm 2021 sẽ phụ thuộc vào một vài yếu tố chính như thời điểm vắc-xin phòng chống dịch bệnh được công bố, tác động của các đợt giãn cách xã hội hoặc tốc độ phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Khi tỷ lệ lãi suất thế chấp tăng lên, số lượng người mua nhà có thể sẽ giảm trong nửa cuối năm nay.
-
JLL: Lợi tức bất động sản sẽ bấp bênh trong năm 2021
CafeLand - Lợi tức bất động sản tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương được dự báo sẽ đối mặt với nhiều áp lực trong năm 2021 khi các phân khúc có sự điều chỉnh tại các đô thị lớn.
-
Thị trường nhà ở Mỹ nóng nhất trong vòng 15 năm qua
CafeLand - Nguồn cung hạn chế, lãi suất thấp và cuộc chiến trả giá từ khách hàng đang khiến giá nhà tại Mỹ tăng vọt.
-
Đâu là nguyên nhân giúp giao dịch bất động sản online bùng nổ?
CafeLand - Trong thời kỳ đại dịch, thật bất ngờ khi nhu cầu về thị trường nhà ở lại tăng đột biến. Tuy nhiên, những bất cập mà các lệnh giãn cách xã hội gây ra khiến việc giao dịch trở nên khó khă hơn.
-
Dân châu Âu chật vật với tiền nhà
Việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát đã gây áp lực đặc biệt lên thị trường bất động sản tại châu Âu.
-
Nhà ở tại Anh đắt đỏ nhưng “không đáng đồng tiền”
Theo một nghiên cứu được công bố hôm thứ Hai (25/3), nhà ở tại Anh đắt đỏ nhưng “không đáng đồng tiền” nhất trong số các quốc gia tiên tiến.
-
Giá bất động sản thương mại châu Âu chạm đáy, đã đến lúc mua vào
Phá sản, nợ xấu và giá trị sụt giảm - những biểu tượng khủng hoảng của thị trường bất động sản châu Âu – đã kéo dài từ năm 2023 đến nay và vẫn chưa có hồi kết.