Mô hình trụ sở bộ, ngành tại khu vực Tây Hồ Tây - Ảnh: Bộ Xây dựng
Theo đó, khu đất quy hoạch được duyệt trong đồ án quy hoạch trụ sở bộ, ngành trung ương tại Tây Hồ Tây thuộc địa giới hành chính phường Xuân La, quận Tây Hồ và phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Quy mô khu đất trong đồ án quy hoạch được duyệt khoảng 35ha (diện tích thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ khoảng 20,7ha và phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm khoảng 14,3ha).
Trong khu đất được quy hoạch khoảng 35ha bố trí đất xây dựng trụ sở các cơ quan (12 cơ quan, 1 cơ quan dự trữ); đất công trình dịch vụ, công cộng; đất cây xanh, quảng trường, công viên, đường đạo, cầu vượt, mặt nước và đất đường giao thông. Theo đó, đất xây dựng trụ sở, cơ quan với số người làm việc khoảng 14.500 người.
Cụ thể, lô B1: Trụ sở làm việc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có diện tích đất 10.381m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 25 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 4,3 lần.
Lô B2: Trụ sở làm việc của Bộ Tư pháp, diện tích đất 10.927m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 21 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,7 lần.
Lô B3: Trụ sở làm việc của Bộ Công Thương, diện tích đất 10.382m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 25 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 4,3 lần.
Lô B4: Trụ sở làm việc của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, diện tích đất 10.926m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 21 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,7 lần.
Lô B5: Trụ sở làm việc của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, diện tích đất 10.568 m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 17 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,8 lần.
Lô B7: Trụ sở làm việc của Bộ Y tế, diện tích đất 10.463 m2, mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 15 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,9 lần.
Lô B8: Trụ sở làm việc của Trung tâm kỹ thuật nghiệp vụ và chuyển giao công nghệ, diện tích đất 7.985 m2 mật độ xây dựng khoảng 50%, tầng cao 14 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 3,8 lần.
Lô B10: Trụ sở làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, diện tích đất 12.385m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 12 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,4 lần.
LÔ B12: Dự kiến bố trí trụ sở làm việc của cơ quan dự trữ, diện tích đất 12.389m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 12 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,4 lần.
Lô B13: Trụ sở làm việc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, diện tích đất 11.803m2 mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 14 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,5 lần.
Lô B14: Trụ sở làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông, diện tích đất 11.497m2, mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 15 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,6 lần.
Lô B15: Trụ sở làm việc của Bộ Xây dựng, diện tích đất 11.802m2, mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 15 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 2,5 lần.
Lô B16: Trụ sở làm việc của Bộ Giao thông Vận tải, diện tích đất 11.498m2 , mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao 18 tầng, hệ số sử dụng đất khoảng 3,9 lần.
Lô CQ1, tại khu đất Mễ Trì thuộc phường Trung Văn, Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội: Bố trí trụ sở làm việc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích đất khoảng 49.971m2.
Lô CQ2: Trụ sở làm việc của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, diện tích đất khoảng 31.307m2, mật độ xây dựng tối đa 40%, tầng cao từ 17 đến 20 tầng, hệ số sử dụng đất 1 đến 3 lần.
Được biết, chủ trương di dời trụ sở các bộ, ngành, cơ quan trung ương ra khỏi nội đô Hà Nội được thông qua tại Nghị quyết số 16/2008/NĐ-CP của Chính phủ. Đến tháng 1.2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời các cơ quan đơn vị trong nội thành Hà Nội.
Theo lộ trình, từ năm 2023 - 2025, các cơ quan sẽ chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng, trụ sở, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; từ 2026 - 2030 sẽ xây dựng, hoàn thành trụ sở một số cơ quan có nhu cầu cấp thiết di dời; từ 2031 - 2035 xây dựng trụ sở các bộ, ngành còn lại và công trình công cộng. Tuy nhiên, đến thời điểm này việc di chuyển vẫn chậm.
-
Cần có chính sách hỗ trợ các cơ quan di dời trụ sở làm việc ra khỏi trung tâm Hà Nội
Đại biểu Quốc hội đề nghị có chính sách hỗ trợ các cơ quan di dời trụ sở làm việc ra khỏi trung tâm Hà Nội, gỡ điểm nghẽn để phát triển thủ đô.








-
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Năm nay VinFast sẽ hòa vốn tại Việt Nam
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup, cho biết năm nay VinFast đặt mục tiêu bán ra hơn 200.000 xe điện, chiếm khoảng 40% thị phần tiêu thụ xe ôtô trong nước.
-
“Quân bài” nào sẽ giúp Vinhomes tạo nên doanh thu kỷ lục 180.000 tỷ trong năm nay?
Sáng 23/4, Công ty CP Vinhomes (mã chứng khoán VHM) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2025 để trình cổ đông thông qua kế hoạch sản xuất, kinh doanh với mục tiêu doanh thu 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay....
-
Thị trường Hà Nội: Căn hộ mới chạm đỉnh
Trong khi giá bán căn hộ sơ cấp tại Hà Nội tiếp tục tăng vọt, ghi nhận mức tăng trung bình 22%/năm trong 5 năm qua, thì thị trường thứ cấp lại bước vào một đợt điều chỉnh giảm giá. Sự phân hóa rõ rệt này đang tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa giá...