Theo chương trình làm việc, sáng 27/11, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận dự án Luật Thủ đô sửa đổi.
Góp ý dự thảo luật, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) cho rằng cần mạnh dạn phân cấp, phân quyền, tăng tự chủ cho Hà Nội. Về đổi mới mô hình chính quyền đô thị, đại biểu Tạ Văn Hạ cho biết hiện có hai mô hình, một là thí điểm ở Hà Nội và mô hình như của Đà Nẵng và TP.HCM.
Qua khảo sát thực tiễn cho thấy việc không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện có nhiều bất cập bởi hiện nay cấp huyện chỉ là cấp dự toán ngân sách. Mặt khác cấp quận dân số ở các đô thị lớn như Hà Nội là rất đông, quy mô dân số lớn.
Đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam). Ảnh: Quốc hội
“Sau khi không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp quận thì các công việc đều dồn lên xử lý ở Hội đồng nhân dân thành phố cũng rất nhiều việc”, đại biểu nêu lý do cần phải đánh giá kĩ lưỡng 2 mô hình để chọn được mô hình tối ưu và cần tăng thêm đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố.
Đại biểu Tạ Văn Hạ cũng cho rằng cần tăng cường phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tự quyết cho chính quyền thành phố để thực hiện cải cách bộ máy, thủ tục hành chính.
Về liên kết vùng, ông Hạ cho rằng quy định như dự thảo chưa mang tính trách nhiệm ràng buộc cao, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đòi hỏi quy định cụ thể, chặt chẽ hơn, rõ phương thức triển khai thực hiện, rõ mối quan hệ Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội
Đồng thời, cần có quy định trách nhiệm của cơ quan trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội. Đại biểu dẫn chứng việc các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn là đặc điểm không phải địa phương nào cũng có, trong khi việc thực hiện di dời trụ sở ra khỏi trung tâm thành phố để giảm bớt ách tắc giao thông…nhưng nhiều năm không đạt được.
Cùng góp ý vào dự thảo, đại biểu Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh) thống nhất với quy định về tăng số lượng đại biểu HĐND thành phố, đại biểu chuyên trách, Phó Chủ tịch HĐND thành phố như quy định tại Điều 9 của dự thảo luật.
Bởi, thành phố Hà Nội là đơn vị hành chính đặc biệt, HĐND còn phải thực hiện các quyết định về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Đại biểu Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh). Ảnh: Quốc hội
Theo đại biểu, hiện nay, HĐND cấp tỉnh đã và đang được phân cấp manh, có thẩm quyền quyết định nhiều vấn đề, khối lượng công việc tăng lên nhiều. Do đó, bà Lan cho rằng, cần phải bảo đảm về bộ máy nhân lực và tài chính để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Song, đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát và cân nhắc thêm các nội dung như việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của thành phố và cho phép cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cơ sở hạ tầng thực hiện thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức của Thủ đô không vượt quá 0,8 lần so với mức lương cơ bản.
Bà Lan đề nghị quy định về cơ chế lương thưởng phù hợp với Nghị quyết 27 của Trung ương về lộ trình cải cách tiền lương, Nghị quyết của Quốc hội về sử dụng nguồn cải cách tiền lương và thời hạn thực hiện chính sách tiền lương đặc thù tại các tỉnh, thành phố theo quy định chung.
Về quyết định sử dụng ngân sách thành phố hỗ trợ cho địa phương khác trong nước, nước khác trong trường hợp cần thiết, bà Lan đề nghị cần có quy định Thường trực HĐND được quyết định mức hỗ trợ tối đa phù hợp do HĐND phố quyết định.
Cũng theo bà Lan, Thủ tướng đã ban hành quyết định về biện pháp, lộ trình di dời và sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị ra khỏi nội thành Hà Nội. Tuy nhiên nhiều năm qua, việc này vẫn không có kết quả.
“Nếu tiếp tục không có giải pháp khác, chủ trương này sẽ không khả thi”, bà Lan nói và đề nghị ngoài chính sách của Nhà nước về đầu tư, thành phố cần nghiên cứu cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các cơ quan, đơn vị di dời trụ sở làm việc.
-
Đề xuất lập thêm 2 thành phố mới ở Hà Nội vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và vùng Hoà Lạc, Xuân Mai
Chiều 10/11, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình Tóm tắt Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, việc ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện qua hơn 9 năm thi hành Luật Thủ đô năm 2012.
-
Hà Nội kiểm tra, rà soát toàn diện các sàn giao dịch bất động sản
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện và thị xã chỉ đạo các phòng, ban chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát toàn diện các sàn giao dịch bất động sản trong khu vực.
-
Hòa Phát cấp 10.000 tấn ống thép cỡ lớn vào dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á
Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Hà Nội do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2025.
-
Hà Nội: 8 trường hợp công trình vi phạm sẽ bị cắt điện, nước từ 1/1/2025
Từ ngày 1/1/2025, thành phố Hà Nội sẽ triển khai biện pháp cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng, theo quy định tại Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND.