Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội đồng điều phối Vùng Đồng bằng sông Hồng (ảnh: VGP)
Sau khi lắng nghe ý kiến tham luận của các đại biểu tham dự Hội đồng điều phối Vùng Đồng bằng sông Hồng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra các nhiệm vụ cụ thể cần triển khai trong tháng cuối năm 2023.
Thứ 1, các bộ, địa phương khẩn trương kiện toàn bộ máy tổ điều phối cấp bộ, cấp tỉnh tinh gọn và giao việc cụ thể, bảo đảm bắt tay ngay vào các nhiệm vụ liên quan đến điều phối và liên kết vùng.
Thứ 2, đẩy mạnh công tác quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch vùng và các tỉnh, thành phố trong quý III/2023, riêng Hà Nội trong quý IV/2023.
Thứ 3, đối với hạ tầng giao thông kết nối, cần khẩn trương chuẩn bị các công việc, thủ tục để triển khai các dự án cụ thể, trong đó có dự án cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng; nghiên cứu phát hành trái phiếu trong nước hoặc vay vốn ODA với cơ chế đột phá để đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, đường sắt kết nối Hà Nội với Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hòa Lạc… Nghiên cứu thành lập hình thành quỹ phát triển hạ tầng vùng.
Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất các cơ chế, chính sách đổi mới nhằm phát triển vùng, trong đó có các cơ chế, chính sách về điều phối, phát triển liên kết vùng. Khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi.
Bộ Công Thương tham mưu, phối hợp với các địa phương tăng cường liên kết trong phát triển các khu công nghiệp, khu thương mại, bảo đảm không lãng phí nguồn lực.
Bộ KH&CN khẩn trương hoàn thành việc chuyển giao quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc về Hà Nội trong tháng 8, phát huy vai trò của Khu công nghệ cao Hòa Lạc với cả vùng.
Thủ tướng nêu rõ, vào đầu quý 4/2023, Hội đồng sẽ kiểm điểm lại việc triển khai các nhiệm vụ tại Hội nghị lần thứ nhất và đầu tháng 12 năm 2023 sẽ giúp Bộ Chính trị sơ kết, đánh giá 1 năm triển khai Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị.
Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc, chiếm 6,42% diện tích (21.278 km2). Vùng có trình độ phát triển kinh tế thứ 2 trên cả nước, sau vùng Đông Nam Bộ. Giai đoạn 2005-2020, tăng trưởng kinh tế của vùng đạt 7,94%/năm, năm 2020, chiếm 29,4% GRDP cả nước, thu nhập bình quân gấp 1,3 lần bình quân cả nước, tỉ lệ đô thị hóa trên 41%, trên 99% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Vùng là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo; là cửa ngõ phía bắc của đất nước và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc; là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa quốc tế; là vùng đất rất màu mỡ và giàu tiềm năng phát triển. |







-
Tạm giữ hình sự đối tượng bán hàng online trốn thuế có doanh thu hàng trăm tỷ đồng
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội đã tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Thị Thu Hường (Sinh năm 1987, trú tại: phường Láng, thành phố Hà Nội) để điều tra hành vi trốn thuế.
-
Một phân khúc tại Hà Nội: Cung càng tăng, giá càng đắt
Dù liên tục đón nhận nguồn cung mới, đặc biệt ở phân khúc cao cấp, giá bán sơ cấp vẫn không ngừng leo thang.
-
3 tuyến cao tốc nào tại khu vực phía Bắc sắp được triển khai đầu tư?
Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa chủ trì cuộc họp quan trọng về công tác chuẩn bị đầu tư cho 3 tuyến cao tốc trọng điểm: Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới, Thái Nguyên (Bắc Kạn) - Cao Bằng, và Thái Nguyên - Lạng Sơn. Các dự án này được kỳ vọng sẽ tạo ra sự tha...