30/07/2016 1:23 AM
CafeLand – Thông tin về thế chấp bằng quyền tài sản được ông Phạm Ngọc Liên - Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM thuộc Sở Tài Nguyên Môi trường cho biết tại buổi họp báo về việc công bố các dự án thế chấp ngân hàng vào chiều qua (29/7).

Phóng viên "bủa vây" ông Phạm Ngọc Liên. Ảnh: Đăng Thy

Khó công bố, khó xử lý

Theo đó, ngoài việc thế chấp dự án bằng quyền sử dụng đất hoặc tài sản hình thành trong tương lai hoặc bao gồm cả 2 thì vẫn còn có loại hình thế chấp mà nhiều chủ đầu tư đang sử dụng đó là thế chấp bằng quyền tài sản.

Vậy thế chấp bằng quyền tài sản trong thế chấp dự án là gì? Đó là dù chưa có sổ đỏ, chưa quyết định được phê duyệt dự án thì chủ đầu tư vẫn có thể thế chấp ngân hàng với quyền tài sản. Ví dụ khi lập ra dự án và trong quá trình làm thủ tục để đi đến quyết định phê duyệt thì chủ đầu tư liên hệ với ngân hàng và nếu ngân hàng đánh giá là dự án tốt thì ngân hàng sẽ cho vay với tài sản thế chấp là quyền tài sản.

Đối với loại thế chấp này thì theo quy định, thủ tục đăng ký thực hiện tại Trung tâm đăng ký tài sản của Cục đăng ký Quốc gia về giao dịch bảo đảm của Bộ Tư pháp. “Đây là loại thế chấp thứ 2 mà nếu muốn thực hiện công bố thì phải phối hợp nhiều Bộ, Ngành thì mới thực hiện công bố đầy đủ thông tin về các dự án thế chấp bằng quyền tài sản của các chủ đầu tư”, ông Liên cảnh báo.


“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”.

Điều 181, Bộ Luật Dân sự 2005


“Quyền tài sản là quyền chung trong pháp luật dân sự, do đó khi xử lý, để biến cái chung thành cái cụ thể và xử lý thì nó sẽ chậm hơn so với đã có quyền sử dụng đất và có quyết định phê duyệt dự án. Vì thế, đối với việc thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai sẽ xử lý nhanh hơn, thuận lợi hơn nhiều”. Ông Phạm Ngọc Liên nói.

Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, còn nhiều vướng mắc

Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người mua nhà đối với trường hợp dự án đã thế chấp thì ông Liên cho biết, việc này có rất nhiều vấn đề. Cụ thể, ngoài việc tài sản đang bị thế chấp tại ngân hàng không rút ra được để làm thủ tục thì còn có dự án chủ đầu tư triển khai xây dựng nhưng vi phạm về quy hoạch về quản lý dự án như xây dựng vượt tầng, chuyển đổi công năng, hoán đổi chức năng tầng… tất cả những trường hợp này đều là vi phạm trong quản lý dự án nên ngành xây dựng có yêu cầu phải xử lý xong thì mới tiến hành cấp giấy chứng nhận.

Ngoài ra, còn có loại dự án mà chủ đầu tư đang vướng mắc về tố tụng dân sự và tòa án ra phán quyết thi hành án. “Một dự án có sản phẩm là vài trăm căn hộ trong đó chỉ vài ba căn hộ bị vướng nhưng mẫu quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án lại ngăn chặn hoạt động của cả chung cư. Vấn đề này dù Sở đã đề xuất chỉ xử lý những trường hợp cụ thể nhưng đôi khi việc phối hợp với cơ quan thi hành án để cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà còn khập khiểng”. Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM phân trần.

Ông Liên cho biết, sắp tới đây sẽ thành lập tổ công tác liên ngành (Xây dựng, Thuế, Ngân hàng, Tư pháp,..) để giải quyết các vấn đề quanh việc cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà, đất dự án. “Sở sẵn sàng đối thoại với chủ đầu tư và cả người dân về việc này”. Ông Liên quả quyết.

Khúc mắc quanh việc chỉ công bố 77 dự án nhà ở thế chấp ngân hàng

PV: Danh sách 77 dự án vừa công bố có nguồn từ đâu?

Ông Phạm Ngọc Liên: Danh sách 77 dự án thế chấp ngân hàng mà chúng tôi vừa công bố có nguồn từ 36 dự án do Sở Xây dựng cung cấp và dựa trên cơ sở dữ liệu do chúng tôi thu thập từ các dự án đang mở bán và chúng tôi biết là có thế chấp nên Văn phòng đăng ký đất đai công bố theo chỉ đạo của UBND TP.HCM. Việc công bố thông tin chủ yếu lựa chọn các dự án thế chấp gắn liền giữa quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất từ thời điểm Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 có hiệu lực (ngày 1/7/2015) đến ngày 8/6/2016.

Phóng viên VOV truy Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM về vụ công bố 77 dự án thế chấp. Ảnh: Đăng Thy

PV: Tại sao công bố thông tin thế chấp không rõ ràng như là thế chấp làm gì? bao nhiêu? thời hạn thế chấp…?

Ông Phạm Ngọc Liên: Khi cung cấp thông tin thì chúng tôi luôn mong đáp ứng đủ yêu cầu của chủ đầu tư và nguời mua nhà. Tuy nhiên, hiện chúng tôi chỉ cung cấp được cái mình đang có. Cụ thể với trường hợp 77 dự án là hồ sơ thế chấp với 3 chứng từ: Sổ đăng ký, đơn đăng ký và hoạt động thế chấp. Thông tin trong các chứng từ này rất đơn giản như bên thế chấp là ai? bên nhận là ai? và vị trí tài sản thế chấp.

Trong tháng 8 này, Tổ công tác liên ngành sẽ đi vào hoạt động lúc đó sẽ có các bên mà cụ thể là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM tham gia. Từ đó có thể công bố được trường hợp nào có thể thông tin, trường hợp nào là bảo mật. Trong đợt công bố thông tin dự án có thế chấp tại ngân hàng đợt 2 sắp tới, chúng tôi sẽ dựa vào những thông tin từ phía ngân hàng để phân loại một cách chuẩn xác hơn.

Đối với 77 dự án đã công bố, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tình hình thế chấp khi có thay đổi.

  • Công khai dự án thế chấp: Doanh nghiệp BĐS lo bán hàng gặp khó

    Công khai dự án thế chấp: Doanh nghiệp BĐS lo bán hàng gặp khó

    CafeLand - Ngay khi Sở Tài Nguyên Môi trường Tp.HCM công bố danh sách 77 dự án nhà ở đang thế chấp ngân hàng, thị trường bất động sản đã chịu ảnh hưởng tức thì. Người mua nhà khi đọc được thông tin trên cũng tỏ ra thận trọng hơn và nhiều doanh nghiệp có tên trong danh sách đã lên tiếng phản hồi.

  • "Hé lộ" danh sách 55 dự án nhà ở thế chấp ngân hàng (Phần 2)

    "Hé lộ" danh sách 55 dự án nhà ở thế chấp ngân hàng (Phần 2)

    Như đã giới thiệu ở cuối bài 1, bài 2 của loạt bài viết về các dự án nhà ở thế chấp ngân hàng này sẽ thông tin đến bạn đọc 22 dự án nhà ở thế chấp ngân hàng ở các dự án thế chấp ở "Quận chữ". Trong danh sách này có những cái tên lớn như Ehome 3, City Garden, Sunny Plaza, Nine South Vina Nam Phú, Cao ốc Hưng Phát,...

  • Công khai các dự án đang “cắm” ngân hàng: Cần thiết để bảo vệ người mua nhà

    Công khai các dự án đang “cắm” ngân hàng: Cần thiết để bảo vệ người mua nhà

    CafeLand - UBND TP.HCM vừa yêu cầu công khai thông tin về các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiếu thông tin của người tham gia giao dịch bất đống sản. Nhiều ý kiến kỳ vọng động thái này của TP.HCM sẽ bảo vệ được quyền lợi của khách mua nhà.

Đăng Thy
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.