Ảnh minh họa
Trước đó, sự cố chung cư The Harmona (Tân Bình) bị ngân hàng dọa siết nợ, các cư dân sống trong tòa nhà phát hiện căn hộ của họ bị chủ đầu tư thế chấp 2 lần và tình cảnh tương tự tại các chung cư RubyLand (Tân Phú) và Cao Ốc Xanh (quận 9). Vụ việc khiến các hộ dân tại những chung cư này hết sức hoang mang.
Các quy định hiện hành không có những điều khoản buộc chủ đầu tư dự án bất động sản phải công bố lịch sử thế chấp tài sản tại các tổ chức tín dụng. Người mua nhà thường bị động hoặc gặp khó khăn khi cần kiểm tra thông tin này.
Để ngăn chặn việc chủ đầu tư đã bán nhà cho khách hàng nhưng vẫn mang dự án đi cầm cố, UBND Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở xây dựng, Sở Tài chính, Sở Tư pháp,… nghiên cứu thực hiện việc đăng tải công khai, minh bạch thông tin về các dự án bất động sản đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, các website của đơn vị, niêm yết tại nơi công cộng hoặc các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiếu thông tin của người tham gia giao dịch bất động sản.
Dưới góc độ là người mua nhà, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM cho rằng, việc công khai dự án thế chấp là điều cần thiết. Tuy nhiên, cần phải có quy định rõ ràng tránh tình trạng công khai theo kiểu tùy hứng.
Ông Lê Hữu Nghĩa – Giám đốc Công ty Lê Thành, việc thế chấp dự án là thỏa thuận giữa ngân hàng và doanh nghiệp và thường có tính chất bảo mật, tuy nhiên do bảo mật nên có một số dự án chủ đầu tư cố tình làm sai. Do đó, việc công khai không tin là để cho người dân được rõ và cũng để thị trường phát triển ổn định.
Hơn nữa, việc doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án là một việc bình thường và đa số các doanh nghiệp hiện nay đều cần dùng vốn vay từ ngân hàng. Thế nhưng, nếu vay vốn ngân hàng thì sau khi bán hàng thu tiền về phải trả lại cho ngân hàng, tránh trường hợp bán ra mà thu tiền về không trả lại cho ngân hàng, đẩy rủi ro về phía người mua.
Cũng ủng hộ việc công khai tên tuổi của các dự án đang thế chấp ngân hàng, ông Ngô Quang Phúc – Phó Tổng Giám đốc kinh doanh Công ty địa ốc Him Lam cho rằng, việc này có lợi cho cả chủ đầu tư, khách hàng và cả thị trường bất dộng sản. Chủ đầu tư có thêm nguồn vốn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ giao nhà. Khách hàng được ngân hàng hỗ trợ vay vốn và bảo lãnh bởi vì hầu hết các dự án khi chủ đầu tư thế chấp tại một ngân hàng thì ngân hàng đó cũng là đối tác, sẽ hỗ trợ tín dụng và bảo lãnh cho dự án. Còn thị trường sẽ công khai minh bạch hơn.
Có thể do tâm lý một số người mua nhà chưa thực sự hiểu bản chất của việc thế chấp dự án cho ngân hàng nên đôi khi còn e ngại khi lựa chọn dự án đó. Tuy nhiên cần phải hiểu rằng, các doanh nghiệp bất động sản đều có quyền đi vay vốn ngân hàng để đầu dự án ngoài nguồn vốn tự có và các hình thức huy động vốn thông thường khác như từ các quỹ đầu tư, đối tác kinh doanh,…Quan trọng là dự án đó phải được ngân hàng định giá và đồng ý cho vay theo đúng quy định của pháp luật. Cho nên, quan trọng là uy tín và cam kết của chủ đầu tư. Nếu khách hàng thấy yên tâm và tin tưởng thì có thể mua nhà bình thường, ông Phúc nói.
-
Agribank đang nắm giữ 2,3 triệu tỷ đồng bất động sản thế chấp, cao gấp 1,6 lần dư nợ cho vay khách hàng
Báo cáo tài chính riêng năm 2022 được kiểm toán bởi KPMG của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) ghi nhận nhiều con số đáng chú ý.
-
Trường hợp nào không được vay thế chấp sổ đỏ?
Vay thế chấp quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là hình thức vay phổ biến khi người dân có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Đây cũng là một trong những quyền của người sửa dụng đất. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người dân không được vay thế chấp sổ đỏ....
-
Công ty con của FLC bị phạt 170 triệu đồng do lỗi công bố thông tin liên quan đến lô đất thế chấp vay ngân hàng
Ngày 24/11/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 403/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Nông dược HAI - công ty con thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC....