Theo chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, họ giao hạn mức tăng trưởng tín dụng hàng năm cho từng ngân hàng tùy thuộc vào hiệu quả kinh doanh và tỷ lệ nợ xấu để dễ dàng hơn trong việc kiểm soát các hoạt động cho vay, đảm bảo nguồn cung tiền và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra.
Tăng trưởng từ tín dụng trong nửa đầu năm nay đã giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy vốn huy động của các ngân hàng tăng 5,31%, trong khi các khoản cho vay chỉ tăng 3,45% cùng kỳ.
Tuy nhiên, các ngân hàng cho biết các hoạt động cho vay thường tăng mạnh vào thời điểm cuối năm, khi nhu cầu về vốn của cả doanh nghiệp và cá nhân tăng lên đáng kể nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ hội.
Thạc sĩ, chuyên gia tài chính Huỳnh Trung Minh cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại tư nhân là việc làm hoàn toàn khả thi nhưng cần đảm bảo là các dự án được những ngân hàng đầu tư phải đem lại hiệu quả.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gần đây cũng đã tăng giới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng có hoạt động kinh doanh tốt nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Techcombank, VIB, VPBank, TPBank và Sacombank là những ngân hàng được chấp thuận nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng lên 19-23%.
Mặc dù đã được mở rộng nhưng báo cáo gần đây của công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) ước tính mức tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng BIDV năm 2020 chỉ đạt 9%, thấp hơn so với mức 13% trong năm 2019.
Các ngân hàng đã và đang giảm tỷ trọng vào lĩnh vực cho đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và tập trung ưu tiên vào các doanh nghiệp có quy mô lớn đi kèm với khả năng đứng vững trước đại dịch Covid-19.
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng cho biết mặc dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nới hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với một số ngân hàng, nhưng tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng tại Việt Nam sẽ không vượt quá 10% trong năm nay.
Các chuyên gia phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI ước tính tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn. Báo cáo gần đây được SSI công bố đã cho thấy triển vọng của ngành ngân hàng trong nửa cuối năm 2020. Đặc biệt, họ dự báo tăng trưởng tín dụng trong năm 2020 có thể rơi vào khoảng 7,5-8,5%.
Các nhà phân tích cho biết nhu cầu về tín dụng có thể còn tiếp tục giảm do tác động từ đại dịch Covid-19, trong khi các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng có quy mô lớn, có thể sẽ không hạ tiêu chuẩn cấp tín dụng.
-
Trụ sở bỏ hoang 18 năm vẫn xin cấp đổi lô đất khác
Chi nhánh Xí nghiệp đo đạc nông nghiệp II chuyển trụ sở từ năm 2002 và bỏ hoang cơ sở nhà đất hơn 1,3 ha khiến tội phạm ma túy lợi dụng hoành hành.
-
Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù trong cải tạo chung cư cũ
Bộ Xây dựng đã đề xuất bổ sung chính sách nhằm hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan đến hoạt động cải tạo chung cư cũ.
-
Bất động sản 24h: Cảnh báo lừa đảo nhà đất, mạo danh cả chủ đầu tư
CafeLand - Mạo danh chủ đầu tư để rao bán bất động sản; Cấp sổ nhà nhỏ hơn giấy phép: Có hướng dẫn vẫn tắc; Nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp và số phận những khu “đất vàng” ở TP.HCM... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.
-
Loạt khách sạn, khu nghỉ dưỡng được ngân hàng rao bán để thu hồi nợ xấu
Từ đầu năm tới nay, nhiều ngân hàng thông báo bán đấu giá tài sản đảm bảo, chủ yếu là các khách sạn, khu nghỉ dưỡng có giá trị hàng chục cho đến hàng trăm tỉ đồng.
-
Khách hàng “khóc ròng”, ngân hàng tố cáo chủ đầu tư vì dự án bị thế chấp
Tình trạng chủ đầu tư đem dự án bất động sản thế chấp ngân hàng, nhưng vẫn bán cho khách là điều không hiếm. Người mua nhà như “nắm dao đằng lưỡi” khi gặp phải chủ đầu tư kiểu này.
-
Ngân hàng đồng loạt cắt giảm lãi suất cho vay mua nhà
CafeLand - Mức lãi suất cho các khoản vay mua nhà của các ngân hàng thương mại Việt Nam có xu hướng giảm mạnh kể từ nửa cuối tháng trước do nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh hiện đang ở mức thấp.