01/12/2016 5:18 PM
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho rằng dù áp lực tăng tỷ giá cuối năm 2016 khá lớn nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước.
TS. Cấn Văn Lực - Ảnh: BizLIVE.
Theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2016, Ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm khiến cho tỷ giá ổn định hơn các năm trước. Minh chứng cho thấy từ đầu năm đến nay VND mất giá khoảng 1,2%, so với các năm trước VND mất giá 2-5%.
Nguyên nhân, song song với mặt tích cực hiện nay là cung – cầu ngoại tệ khá ổn. Cụ thể, về phía cung ngoại tệ khá dồi dào khi 11 tháng đầu năm 2016 Việt Nam xuất siêu 2,5 tỷ USD; Kiều hối và giải ngân đầu tư FDI tích cực, du lịch tăng trưởng khá tốt khoảng 25%.
Về phía cầu ngoại tệ từ các doanh nghiệp cũng tăng lên do tính chất màu vụ, Ngân hàng Nhà nước đã có quy định về nới lỏng cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu (Thông tư 31). Tuy nhiên, yếu tố đặc thù của thị trường Việt Nam là tình trạng găm giữ ngoại tệ đã giảm nhiều do lãi suất tiền gửi USD còn 0%/năm cũng khiến cầu ngoại tệ sẽ giảm.
Dù cung – cầu ngoại tệ ổn định hơn nhưng vẫn còn nhiều yếu tố tác động tới việc tăng tỷ giá cuối năm.
Thứ nhất, áp lực về tăng lạm phát cuối năm 2016 khi dự kiến cả năm lạm phát 5%.
Thứ hai, áp lực về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất vào giữa tháng 12/2016 sẽ khiến đồng USD tăng giá tạo áp lực tăng tỷ giá USD/VND và tỷ giá USD/CNY cũng như áp lực đối với 08 loại ngoại tệ Việt Nam đang đối chiếu trong rổ tiền tệ để tính tỷ giá.
Thứ ba, áp lực khi kinh tế Mỹ cải thiện tốt lên trong 3 quý đầu năm 2016, cùng với chính sách kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ rất tích cực cho triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ, có thể là chính sách nới lỏng tài khóa, chính sách bảo hộ thương mại, bảo hộ doanh nghiệp Mỹ nhiều hơn… tạo cơ chế tốt cho USD và tạo áp lực cho các đồng tiền khác.
Không quá lo lắng về tỷ giá vì hiện Ngân hàng Nhà nước đã có dự trữ ngoại hối trên 40 tỷ USD. Tuy nhiên, trong xu thế chung của các đồng tiền khác và dự báo từ đầu năm thì năm 2016 VND sẽ mất giá từ 1-2%.
Hiện tượng các ngân hàng thương mại gần đây niêm yết bán USD trái chiều nhau và trái chiều tỷ giá trung tâm công bố hằng ngày của Ngân hàng Nhà nước cho thấy với biên độ tỷ giá cho phép +/-3%, các ngân hàng thương mại tùy thuộc cung – cầu của mình để niêm yết giá mua - bán USD.
Không chỉ VND đang có áp lực giảm giá khi đồng USD đã tăng mạnh trong 03 tuần qua, các ngoại tệ khác cũng giảm giá mạnh, một số Ngân hàng Trung ương như Nhật Bản, Trung Quốc buộc phải can thiệp vào tỷ giá hối đoái để đồng nội tệ của họ không mất giá quá nhiều. Vì nội tệ mất giá có lợi cho xuất khẩu nhưng lại làm tăng gánh nặng nợ công, nợ nước ngoài…
Lan Anh (Bizlive)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.