Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Trong Nghị quyết 02 Chính phủ mới ban hành có nhắc đến việc NHNN sẽ cung cấp vốn giá rẻ, với thời gian dài để cho một số đối tượng trong diện ưu tiên vay mua nhà. Để thực hiện điều này BIDV gần như là ngân hàng tiên phong tham gia “dự án” giải cứu này. Lãnh đạo NHNN cho rằng để ngân hàng có thể cho vay vốn giá rẻ thì NHNN cần tái cấp vốn cho NHTM với lãi suất thấp và khoảng thời gian dài.
Một chuyên gia trong ngành tài chính là ông Bùi Kiến Thành cho rằng NHNN nên cấp vốn cho quỹ phát triển nhà đất với lãi suất 1-2%, rồi quỹ này cho doanh nghiệp và người dân vay lại với lãi suất 3-4%, với mức lãi suất này thì thị trường bất động sản sẽ nhanh chóng ấm trở lại.
Trong khi đó, Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Horea, lại kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cần hướng dẫn ngay việc cung ứng nguồn vốn hỗ trợ 20.000 - 40.000 tỉ đồng, mỗi suất vay khoảng 500 - 600 triệu đồng, với lãi suất khoảng 6%/năm trong thời gian 20 - 30 năm.
Mới nhìn vào thì xem ra đây là một việc rất đơn giản vì NHNN vốn có sẵn tiền lại không mất chi phí nào đến có thể cho NHTM vay hàng trăm nghìn tỷ đồng mà không sợ thâm hụt ngân sách. Vậy tại sao NHNN lại không làm ngay điều vô cùng đơn giản này?
Trên thực tế lại không đơn giản như vậy. Chức năng chính của NHNN là điều hành chính sách tiền tệ, hệ thống tài chính đảm bảo giá trị của đồng tiền để phục vụ phát triển kinh tế.
NHNN là nơi quản lý việc cung ứng tiền của quốc gia. Về lý thuyết NHNN có một lượng nội tệ vô tận do có thể tự in tiền. Tuy nhiên, việc cung ứng tiền ra sẽ có rất nhiều ràng buộc vì nếu tốc độ cung ứng tiền ra thị trường vượt quá tốc độ tăng trưởng sản xuất thì dẫn đến lạm phát. Do đó việc cung ứng tiền của NHNN chịu rất nhiều ràng buộc bởi rất nhiều quy định.
Chẳng hạn, Chính phủ có thể vay tiền từ NHNN nhưng buộc phải hoàn trả ngay trong năm tài khóa. Luật tổ chức NHNN quy định, NHNN cũng chỉ được phép tái cấp vốn, tái chiết khấu cho NHTM trong khoảng thời gian ngắn với mục đích bù đắp thiếu hụt thanh khoản.
Do vậy, việc đề xuất NHNN cho vay tiền giá rẻ để cho người dân doanh nghiệp mua nhà hoàn toàn tương tự như việc in tiền để tiêu. Như vậy, đã có một sự nhầm lẫn rất lớn trong việc điều hành chính sách của nhiều chuyên gia và ngay cả cơ quan quản lý.
Vậy nếu NHNN thực sự làm điều này thì điều gì sẽ diễn ra. Có thể chắc chắn đây là một tiền đề để lạm phát cao diễn ra trong tương lai. Bên cạnh đó, sự nhầm lẫn trong chức năng và vai trò của NHNN và Chính phủ, giữa chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ là một tiền đề xấu trong tương lai.
Như vậy, nếu việc cho vay này thực sự diễn ra thì rõ ràng là “lợi bất cập hại”.
-
20 nghìn tỷ cứu được bất động sản?
CafeLand - Mới đây, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, Ngân hàng nhà nước sẽ chỉ đạo các NHTM cho người dân vay mua nhà thu nhập thấp với mức 6%/năm với thời hạn vay 15 năm. Tổng số tiền sau đó được tiết lộ là vào khoảng 20-24 nghìn tỷ đồng. Vậy liệu rằng giải pháp này có cứu được bất động sản và giúp ích cho nền kinh tế? <br/br>
-
Cổ phiếu bất động sản giảm mạnh sau sự kiện “bầu Kiên” đúng 6 tháng
CafeLand - Kể từ đầu tháng 12/2012 đến nay, thị trường đã có một chuổi ngày tăng điểm gần như không ngừng nghỉ. Cố phiếu bất động sản là một trong những nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất trên sàn trong đợt phục hồi này. Ngày 21/02/2013 đúng 6 tháng sau khi “bầu Kiên” bị bắt “bỗng dưng” thị trường chứng khoán lại có một phiên hoảng loạn. Một lần nữa cổ phiếu bất động sản lại là một trong những nhóm cổ phiếu sụt giảm mạnh nhất.
-
Phần 1: Chuẩn mực nào cho “sàn giao dịch” bất động sản?
CafeLand - Sự ra đời của các sàn giao dịch bất động sản (BĐS) trong những năm gần đây là tín hiệu rất đáng mừng cho hoạt động phân phối, môi giới sản phẩm BĐS. Sự có mặt của các sàn giao dịch BĐS, đã được thể hiện rõ nét bức tranh chuyên nghiệp hơn của ngành công nghiệp BĐS còn non trẻ đang dần được phát triển tại Việt Nam.