29/12/2017 8:08 PM
Kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Nam Sơn cho rằng do luật lỏng lẻo nên hiện nay khi phát hiện việc xây dựng sai phép, không phép là cho phép đóng tiền phạt để tồn tại công trình vi phạm.
Thanh tra xây dựng và liên ngành đang tháo dỡ một công trình xây dựng sai phép tại Q.2, TP.HCM. Ảnh: CTV
Điều này chẳng khác nào bảo người dân, DN cứ xây dựng vi phạm rồi sau đó nộp phạt là tồn tại. Lực lượng thanh tra cũng dựa vào đây để móc ngoặc làm bậy, để kiếm tiền. Đây cũng là tiền đề để người dân, DN không coi trọng pháp luật, cứ xây sai là nộp phạt để được cho tồn tại công trình.

KTS Ngô Viết Nam Sơn

Việc này tạo thành tâm lý xấu trong xã hội, người này xây dựng vi phạm được, người khác cũng làm theo và cứ thế tình trạng vi phạm nở rộ khắp nơi.
Ở nước ngoài, tình trạng xây dựng sai phép rất ít, bởi xây dựng sai phép, không phép là bị cơ quan chức năng đập bỏ, không có chuyện nộp phạt để tồn tại như ở ta. Do đó, thay vì bỏ lực lượng TTXD thì chúng ta nên siết lại ngay từ khâu cấp phép. Đã ra giấy phép xây dựng rồi thì phải xây dựng đúng như vậy, cứ xây dựng sai là đập bỏ, không có chuyện cho nộp phạt để tồn tại.
Một nguyên nhân nữa khiến tình trạng vi phạm xây dựng tràn lan như hiện nay, theo KTS Nam Sơn là do nhà nước quản lý lỏng lẻo và chưa có những xử phạt, chế tài nghiêm minh đối với những cá nhân để xảy ra sai phạm. Do đó thay vì bỏ TTXD, nhà nước phải đưa lực lượng này vào kỷ cương, kỷ luật nghiêm khắc hơn.
“Hiện nay có TTXD mà tình hình vi phạm còn vậy, nếu bỏ càng loạn hơn. Vì vậy, cần đưa lực lượng này vào kỷ cương.Nếu TTXD làm sai, nơi nào có xây dựng sai phép thì kỷ luật, thậm chí đuổi việc ngay.
Trách nhiệm không phải là ông thanh tra mà còn ràng buộc trách nhiệm ông giám đốc Sở xây dựng, chủ tịch UBND quận huyện, phường xã nơi xảy ra sai phạm. Công trình cứ sai là đập, phải có hình thức kỷ luật thật nặng với cán bộ, thậm chí cho thôi việc, cách chức lãnh đạo. Khi đã vào nền nếp thì mọi thứ mới vào trật tự, luật pháp mới được thực thi hiệu quả”, ông Sơn nêu ý kiến.
Nên bỏ quy định nộp phạt để cho tồn tại sai phạm, nhưng áp dụng từ năm 2019 trở đi trên toàn quốc để người dân và DN từ nay đến đó có muốn sửa giấy phép xây dựng thì sửa. Sau này sửa rồi thì cứ xây dựng sai so với giấy phép là đập.
KTS Ngô Viết Nam Sơn
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch, nếu ai cũng xây dựng sai phép để trục lợi sẽ tạo áp lực rất lớn lên hạ tầng.
Như trên một con đường quy định cho xây công trình cao 10 tầng, nhưng nếu các công trình đồng loạt xây lên 15, thậm chí 20 tầng sẽ tạo áp lực rất lớn lên hệ thống hạ tầng cơ sở. Khi đó nhà nước tốn ngân sách để khắc phục trong lúc nguồn lực còn thiếu thốn.
“Xây dựng sai phép "một ông" đã mệt, đằng này nhiều ông thì sẽ loạn. Khi hệ thống luật không nghiêm, cán bộ không được quản lý chặt, xử phạt nghiêm minh sẽ ảnh hưởng đến toàn xã hội, nhất là hệ thống hạ tầng kỹ thuật”, KTS Sơn nói.
Đình Sơn - Lê Quân (Thanh Niên)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.