Việc thiếu hụt nguồn cung và giá thép tăng trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thép trong nước đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đặc biệt từ thị trường châu Âu và Mỹ.
Viện Sắt và Thép Hoa Kỳ (AISI) cho biết, Hoa Kỳ đã nhập khẩu tổng cộng hơn 3 triệu tấn thép trong tháng 3, trong đó có 2,5 triệu tấn thành phẩm, tăng lần lượt 31,6% và 35,8% so với tháng trước đó.
Đáng chú ý, sản lượng nhập khẩu sắt thép các loại từ Việt Nam tăng mạnh trong giai đoạn này. Theo đó, Việt Nam cung cấp cho Hoa Kỳ 167.000 tấn, tăng 133% so với lượng nhập khẩu của tháng 2/2022, đứng thứ 5 về thị trường nhập khẩu lớn của nước này.
Xuất khẩu thép sang Hoa Kỳ tăng 133%, đạt 167.000 tấn
Được biết, Canada vẫn là nhà cung cấp thép hàng đầu cho Mỹ trong tháng 3, với tổng kim ngạch nhập khẩu là 591.463 tấn. Mexico là nhà cung cấp lớn thứ hai với 491.474 tấn. Brazil, Hàn Quốc lần lượt là các nhà cung cấp thép lớn thứ 3, thứ 4.
Theo đó, các mặt hàng thép thành phẩm có mức nhập khẩu tăng trưởng đáng kể trong tháng 3 là ống thép tiêu chuẩn, tăng 89%; thép tấm cán nóng, tăng 69%; thép cuộn, tăng 67%; thép tấm dạng cuộn, tăng 54%.
Mới đây, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) mới vừa công bố tình thị trường thép Việt Nam tháng 3 với sản lượng xuất khẩu thép thành phẩm đạt 956 nghìn tấn, tăng 75% so với tháng. Tính chung quý 1/2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng gần 2,3 triệu tấn thép, tương đương 2,3 tỉ USD, giảm 22% về lượng nhưng tăng 12,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Thị trường xuất khẩu sắt thép chủ yếu của Việt Nam trong quý 1/2022 bao gồm khu vực ASEAN (40,5%), khu vực EU (19%), Hoa Kỳ (8%), Hàn Quốc (7%) và Hong Kong (4%).
-
Việt Nam vẫn nhập siêu sắt thép dù xuất khẩu tăng mạnh
Dù kim ngạch xuất khẩu sắt thép các loại tăng mạnh so với cùng kỳ, nhưng Việt Nam vẫn nhập siêu mặt hàng này hơn 800 triệu USD trong 3 tháng đầu năm 2022.
-
Quốc gia đông dân nhất thế giới khởi xướng điều tra tự vệ đối với mặt hàng thép Việt Nam
Một số sản phẩm thép Việt Nam bị điều tra nhập khẩu vào Ấn Độ có khối lượng gia tăng nhanh, mạnh và đột biến gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa tại nước này.
-
Vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc có diễn biến mới, tin vui sắp đến với các nhà sản xuất thép lớn trong nước?
Bộ Công Thương sẽ rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm có xuất xứ từ Trung Quốc.
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, nắm tới 55% thị phần toàn cầu sẽ cắt giảm tiêu thụ mặt hàng này trong năm tới
Theo Mysteel, triển vọng thị trường thép nội địa Trung Quốc năm 2025 cho thấy cả sản lượng thép thô và tiêu thụ thực tế đều dự kiến giảm, trong đó sản lượng giảm nhanh hơn nhu cầu. Nguyên nhân chính được cho là do xuất khẩu thép suy yếu....