04/04/2025 6:51 AM
Gần đây, truyền thông và dư luận đặc biệt quan tâm tới bảng thuế suất mà Nhà Trắng công bố, thường được gọi là "thuế đối ứng" (Reciprocal Tariffs). Những con số cao ngất ngưỡng như 46% với Việt Nam và mức cao khác một số nước, khiến nhiều người lo ngại rằng đây chính là mức thuế thực sự mà Mỹ có thể áp dụng vào hàng hóa nhập khẩu. Nhưng thực tế có phải như vậy không, hay đây chỉ là những con số mang tính lý thuyết hoặc chiến lược?

Hiểu đúng về "thuế đối ứng" 46% của Mỹ áp cho Việt Nam và cao bất ngờ với một số nước: Con số thực tế hay chỉ là công cụ đàm phán?- Ảnh 1.Trump đang phát động chiến tranh thương mại toàn cầu? (Ảnh: Al)

Con số công bố từ đâu mà có?

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần biết những con số này không phải do ngẫu nhiên mà có. Chúng được tính dựa trên một công thức kinh tế khá đơn giản về mặt lý thuyết:

Hiểu đúng về "thuế đối ứng" 46% của Mỹ áp cho Việt Nam và cao bất ngờ với một số nước: Con số thực tế hay chỉ là công cụ đàm phán?- Ảnh 2.

Thoạt nhìn có vẻ phức tạp, nhưng thực chất công thức này có ý nghĩa rất rõ ràng:

  • ΔτHiểu đúng về "thuế đối ứng" 46% của Mỹ áp cho Việt Nam và cao bất ngờ với một số nước: Con số thực tế hay chỉ là công cụ đàm phán?- Ảnh 3.: là mức thuế mà Mỹ sẽ áp dụng để "đối ứng" nhằm cân bằng cán cân thương mại với quốc gia i.
  • xi: giá trị xuất khẩu từ Mỹ sang quốc gia i.
  • mi: giá trị nhập khẩu của Mỹ từ quốc gia i.
  • ε: độ co giãn theo giá (price elasticity), thể hiện lượng nhập khẩu sẽ thay đổi bao nhiêu phần trăm nếu giá thay đổi 1%.
  • φ: hệ số chuyển tải thuế vào giá cuối cùng người tiêu dùng phải trả (passthrough rate).

Về cơ bản, công thức này nhằm mục đích tính toán mức thuế cần thiết để đưa cán cân thương mại giữa Mỹ với các nước về trạng thái cân bằng với các quốc gia. Khi Mỹ nhập siêu quá lớn với một nước (nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu), thì theo lý thuyết này, Mỹ sẽ đánh thuế cao vào hàng nhập khẩu từ nước đó để giảm nhập khẩu và hướng tới cân bằng thương mại.

Với Việt Nam, thặng dư thương mại năm 2024 là 123,5 tỷ USD, tổng giá trị nhập khẩu từ Việt Nam là 136,6 tỷ USD. Nhà Trắng chọn ε=4 (dựa trên nghiên cứu của Boehm et al., 2023) và φ=0,25 (dựa trên nghiên cứu của Broda và Weinstein, 2006, và Cavallo et al., 2021).

Áp dụng công thức: ΔTi=123,5/(40,25136,6)≈90,4%

Sau đó, Mỹ lấy một nửa con số này (theo chính sách “giảm giá”) là 45,2%, làm tròn thành 46%. Đây là cơ sở mà Nhà Trắng sử dụng để công bố mức thuế 46% áp lên hàng hóa Việt Nam.

Những giả định đằng sau các con số

Điểm quan trọng cần nhấn mạnh là công thức trên được xây dựng trên hai giả định rất lớn và mang tính trung bình hóa cao:

  • Thứ nhất, độ co giãn nhập khẩu theo giá (ε) được chọn là 4. Điều này có nghĩa là nếu Mỹ tăng giá nhập khẩu 1%, lượng nhập khẩu sẽ giảm khoảng 4%. Tuy nhiên, con số 4 chỉ là một giả định mang tính trung bình, trong khi thực tế mỗi mặt hàng có một độ co giãn rất khác nhau.

Ví dụ, thực phẩm và thuốc men là những mặt hàng thiết yếu, độ co giãn thường thấp (có thể chỉ khoảng 0,5–1), tức là giá tăng nhưng lượng tiêu dùng không giảm nhiều. Ngược lại, các sản phẩm như đồ điện tử, quần áo, giày dép rất dễ thay thế, độ co giãn có thể lên tới 5–6.

  • Thứ hai, hệ số chuyển tải (φ) là 25%, nghĩa là chỉ 25% thuế áp vào thực sự chuyển thành giá cuối cùng người tiêu dùng Mỹ trả. Điều này có nghĩa là 75% mức thuế phải do các nhà xuất khẩu nước ngoài chịu, thông qua việc giảm giá bán vào thị trường Mỹ. Nhưng đây cũng chỉ là một ước lượng chung, thực tế từng ngành hàng lại khác nhau rất xa. Ví dụ, các thương hiệu mạnh như Apple có thể chuyển gần như toàn bộ thuế quan sang người tiêu dùng. Ngược lại, các sản phẩm cạnh tranh khốc liệt như giày dép, dệt may, các nhà xuất khẩu nước ngoài hầu như phải chịu toàn bộ thuế.

Chính vì vậy, hai giả định "độ co giãn = 4" và "hệ số chuyển tải = 25%" dù dựa trên các nghiên cứu lý thuyết nhưng không đại diện được hết sự phức tạp của thị trường thực tế.

Thuế đối ứng không phải là thuế thực tế áp dụng

Việc hiểu rõ những giả định trên sẽ giúp ta thấy rằng, con số thuế như 46% với Việt Nam, không phải là mức thuế thực sự áp dụng vào tất cả các mặt hàng. Nếu áp dụng đồng loạt như vậy, hậu quả sẽ rất lớn.

  • Thứ nhất, giá hàng hóa sẽ tăng mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng Mỹ, đặc biệt với hàng thiết yếu. Điều này chắc chắn làm gia tăng mạnh lạm phát, đi ngược lại mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ Mỹ.
  • Thứ hai, mỗi mặt hàng có một độ nhạy cảm khác nhau với thuế, việc đánh thuế chung một mức như thế này sẽ dẫn tới những phản ứng rất khó lường, thậm chí phá vỡ chuỗi cung ứng và gây khủng hoảng thị trường nội địa.
  • Thứ ba, kể cả khi áp thuế cao, Mỹ chưa chắc đã cân bằng được cán cân thương mại hay thúc đẩy sản xuất trong nước như lý thuyết. Bởi cán cân thương mại không chỉ bị ảnh hưởng bởi giá hàng nhập khẩu mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cấu trúc kinh tế nội tại, năng lực sản xuất, lợi thế cạnh tranh riêng của Mỹ so với các quốc gia khác.

Trên thực tế, Mỹ đã áp dụng và duy trì các mức thuế cao với một số mặt hàng cụ thể từ một số quốc gia, ví dụ điển hình như thuế suất 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ nhiều quốc gia vào năm 2018. Ngoài ra, Mỹ đã áp thuế lên tới 25%–30% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá hàng trăm tỷ USD trong cuộc chiến thương mại giai đoạn 2018–2019, và đến nay các mức thuế này vẫn không thay đổi đáng kể. Những ví dụ này minh họa rằng Mỹ hoàn toàn có thể áp đặt và duy trì các mức thuế cao nếu xét thấy điều này phục vụ lợi ích chiến lược dài hạn, dù trên thực tế không phải mức thuế nào được công bố cũng được áp dụng vào thực tiễn.

Thực chất là chiến lược đàm phán của Mỹ dưới thời Trump

Đáng lưu ý hơn, dưới thời Tổng thống Donald Trump, việc đưa ra các con số thuế cao gây sốc như trên chủ yếu nhằm tạo ra áp lực trong đàm phán thương mại, hơn là một chính sách thuế thực tế có thể triển khai ngay lập tức. Trump nổi tiếng với các chiến thuật đàm phán "gây sức ép tối đa", thường bắt đầu đàm phán từ một vị trí cực đoan để sau đó đạt được một thỏa thuận có lợi hơn cho Mỹ.

Việc công bố những con số cao như 46% thuế nhập khẩu với Việt Nam, và cao bất ngờ với một số nước khác... rất phù hợp với phong cách và tính cách đàm phán của Trump. Những con số này không phải là cam kết chính sách, mà là công cụ chiến lược trong thương lượng, nhằm buộc các đối tác phải nhượng bộ hoặc đồng ý giảm bớt lợi thế thương mại đang có.

Tóm lại, con số "thuế đối ứng" mà Nhà Trắng công bố cần được hiểu đúng bản chất. Kết quả các số liệu đưa ra theo tính toán lý thuyết dựa trên nhiều giả định chung, thiếu thực tế. Bên cạnh đó, mức thuế này cũng không thể áp dụng đồng loạt lên tất cả các mặt hàng. Nếu áp dụng sẽ gây ra rủi ro kinh tế rất lớn cho Mỹ, đặc biệt là làm gia tăng lạm phát và bất ổn kinh tế.

Trên thực tế, mức thuế 46% mà Tổng thống Donald Trump công bố áp lên hàng hóa Việt Nam là một con số mang tính biểu tượng, dựa trên thặng dư thương mại và các giả định đơn giản hóa về độ co giãn giá, nhưng thiếu cơ sở thuyết phục khi so sánh với thực tế thuế quan. Công thức này không phản ánh mức thuế thực tế cho từng mặt hàng, và việc áp dụng nó sẽ không giúp Mỹ cân bằng cán cân thương mại hay thúc đẩy sản xuất trong nước như kỳ vọng, do các hạn chế về cấu trúc kinh tế và lợi thế cạnh tranh.

Hơn nữa, mức thuế cao như vậy sẽ gây rủi ro lạm phát lớn, khiến Mỹ khó có thể áp dụng một cách cứng rắn. Với tính cách của Trump, đây có thể chỉ là một chiến thuật đàm phán, và Việt Nam hoàn toàn có cơ hội giảm mức thuế này thông qua các cuộc thương thảo song phương. Hiểu rõ điều này sẽ giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cả người dân tránh khỏi những hiểu lầm, và có cái nhìn chính xác hơn về bức tranh thương mại quốc tế đầy phức tạp hiện nay.

Hồ Bá Tình
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.