Nhập siêu 800 triệu USD trong quý 1
Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nhập siêu của ngành thép khoảng 800 triệu USD trong quý 1/2022, bất chấp kim ngạch xuất khẩu thép trong giai đoạn này đạt 1,82 triệu tấn, tăng gần 8% so với cùng kỳ.
Nhập siêu sắt thép của Việt Nam hơn 800 triệu USD trong quý 1/2022
Theo VSA, trong tháng 3, xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam đạt 956 nghìn tấn, tăng 75% so với tháng trước, nhưng giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2021. Giá trị xuất khẩu thép đạt 909 triệu USD, tăng 72% so với tháng 2 và không biến động nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung quý 1/2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng gần 2,3 triệu tấn thép, tương đương 2,3 tỉ USD, giảm 22% về lượng nhưng tăng 12,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Được biết, thị trường xuất khẩu sắt thép chủ yếu của Việt Nam bao gồm khu vực ASEAN (40,5%), khu vực EU (19%), Mỹ (8%), Hàn Quốc (7%) và Hong Kong (4%).
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu thép cũng tăng khá mạnh cả về lượng và giá trị trong giai đoạn này. Cụ thể, trong tháng 3, nhập khẩu thép thành phẩm vào Việt Nam đạt 1,1 triệu tấn với kim ngạch đạt 1,1 tỉ USD tăng 23% về lượng và tăng 22% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung trong 3 tháng đầu năm, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 3 triệu tấn với trị giá hơn 3,1 tỉ USD, giảm 18% về lượng nhưng tăng 19% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Theo đó, các thị trường cung cấp thép chính cho Việt Nam là Trung Quốc (32,5%), Nhật Bản (16%), Ấn Độ (13%), Hàn Quốc (11%) và Đài Loan (10%).
Ngành thép trong nước đang tồn tại một nghịch lý đó là tình trạng thừa nguồn cung thép xây dựng, nhưng lại thiếu nguyên liệu sản xuất đầu vào
Đáng chú ý, dù kim ngạch xuất khẩu trong quý 1 tăng mạnh, đạt 1,82 triệu tấn, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2021 nhưng nhập siêu sắt thép của cả nước là hơn 800 triệu USD.
Đây được xem là một nghịch lý của ngành thép Việt Nam khi nguồn cung thép xây dựng vẫn dư thừa nhưng các loại sắt thép làm nguyên liệu đầu vào sản xuất lại rất thiếu, ngay cả như phế liệu.
Các sản phẩm sắt thép dành cho những lĩnh vực chế tạo, chế biến, cơ khí hoặc công nghiệp hỗ trợ như thép HCR, thép hợp kim… vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. Theo đó, giá mặt hàng sắt thép trong nước tăng mạnh từ đầu năm nay cũng là hệ quả của việc phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu.
Dự báo xuất khẩu thép tăng 15% trong năm 2022
Trong quý 1/2022, kim ngạch xuất khẩu thép tăng trưởng mạnh, song vẫn nhập siêu 800 triệu USD. Tuy nhiên, dự báo tình hình xuất khẩu thép của Việt Nam trong năm 2022 sẽ có nhiều cơ hội và triển vọng tươi sáng.
Mới đây, trong báo cáo triển vọng ngành thép năm 2022, Công ty Mirae Asset – MASVN tiếp tục đánh giá tích cực cho cả ngành thép trong năm nay. MASVN dự báo sản lượng xuất khẩu thép năm nay dự kiến đạt mức 8,7 triệu tấn, tăng 15% so với năm 2021.
Sở dĩ Mirae Asset đưa ra dự báo này bởi thị trường xuất khẩu sẽ tiếp tục rộng mở trong năm 2022 dưới tác động từ cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine.
Hiện nay, Nga xếp thứ 2 về xuất khẩu thép vào EU, với tỷ trọng 14.1% thép dẹt và 19% thép dài, Ukraine chiếm 8% thép dẹt và 7.4% thép dài. Việc thiếu hụt nguồn cung trầm trọng giúp các doanh nghiệp thép Việt Nam hưởng lợi từ xuất khẩu, đặc biệt từ thị trường châu Âu và Mỹ.
Mirae Asset nhận định những doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôn mạ được hưởng lợi bởi mảng tôn mạ hiện tại đang dư khoảng 30% tổng công suất nhưng nhu cầu nhập khẩu mặt hàng thép cán nguội (CRC) và tôn mạ màu trên thế giới rất lớn khi nguồn cung từ Trung Quốc và Nga giảm mạnh.
Điều này sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước như Tôn Nam Kim, Tôn Hoa Sen và Tôn Đông Á được hưởng lợi từ việc xuất khẩu mặt hàng này.
Trong năm 2021, các chính sách thuế chống bán phá giá đối với Việt Nam không có thay đổi đáng kể, vẫn giữ nguyên ở mức rất thấp hoặc không có. Ngoại trừ một số sản phẩm xuất khẩu sang Thái Lan hay Úc, vốn chiếm dưới 5% tổng sản lượng xuất khẩu thép, mảng xuất khẩu của ngành thép hứa hẹn có bước tăng trưởng trong năm 2022.
-
Ngành thép có giữ được đà tăng trưởng trong năm 2022?
Một loạt biện pháp hỗ trợ của Chính phủ được triển khai gần đây cùng với biến động của thị trường thép thế giới đã tạo ra những động lực mới cho các doanh nghiệp ngành thép trong năm 2022.
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.
-
Doanh nghiệp Việt chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng mà nước ta đang sản xuất nhiều
10 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tới 10,5 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, trong đó nhiều nhất là nhập từ Trung Quốc.
-
Tại sao các tập đoàn logistics lớn đang săn lùng container “made in Vietnam”?
Container "made in Vietnam" đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các tập đoàn logistics lớn đến từ Mỹ, Brazil và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia…