Trong một động thái để bảo vệ ngành công nghiệp thép trong nước, Ấn Độ đã áp dụng mức thuế tạm thời 12% đối với việc nhập khẩu các sản phẩm thép phẳng không hợp kim và hợp kim, có hiệu lực từ ngày 21/4, Reuters đưa tin.
Ấn Độ hiện là một trong những nước tiến hành biện pháp kiềm chế nhập khẩu thép để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Bộ Tài chính Ấn Độ cho biết, mức thuế suất 12% này sẽ có hiệu lực trong 200 ngày kể từ ngày 21/4 “trừ phi được hủy bỏ, tạm dừng hoặc sửa đổi”.
Động thái trên cho thấy sự thay đổi đầu tiên về chính sách thương mại của Ấn Độ kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế đối ứng lên các đối tác thương mại hồi đầu tháng 4/2025.
Ấn Độ đánh thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu
Bộ Thép và Công nghiệp nặng Ấn Độ cho biết, việc áp thuế tạm thời 12% là nhằm bảo việc các nhà sản xuất thép nội địa trước tác động tiêu cực của thép nhập khẩu giá rẻ và nhằm đảm bảo cạnh tranh công bằng trên thị trường.
“Biện pháp này sẽ giúp các nhà sản xuất thép nội địa Ấn Độ dễ thở hơn, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa - vốn đang phải chịu áp lực lớn thép nhập khẩu giá rẻ”, cơ quan này cho biết.
Một doanh nghiệp thép tại Ấn Độ cho biết, đây là quyết định được mong đợi từ lâu và các công ty thép sẽ chờ và xem biện pháp này hỗ trợ ngành thép nội địa cũng như hạn chế thép nhập khẩu giá rẻ như thế nào.
Năm 2024, Ấn Độ là nước nhập khẩu ròng thép thành phẩm năm thứ 2 liên tiếp với khối lượng nhập khẩu thép lên mức cao nhất 9 năm, đạt 9,5 triệu tấn.
Các doanh nghiệp thép hàng đầu Ấn Độ, kể cả JSW Steel và Tata Steel cũng như ArcelorMittal Nippon Steel India đều bày tỏ lo ngại về thép nhập khẩu giá rẻ và kêu gọi chính phủ nước này phải có biện pháp kiềm chế.
Trước đó, ngày 18/3/2025, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã ban hành kết luận sơ bộ trong vụ việc điều tra tự vệ đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim (Non-alloy and alloy steel flat products) nhập khẩu vào thị trường nước này.
Các sản phẩm bị điều tra bao gồm thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim, thuộc các mã HS: 7208, 7209, 7210, 7211, 7212, 7225, 7226. Phạm vi bao phủ toàn bộ các loại thép cán nóng, cán nguội, thép phủ kim loại chống ăn mòn (như thép mạ kẽm, mạ lạnh, mạ hợp kim kẽm–magie) và thép phủ màu.
Các sản phẩm thép được loại trừ khỏi phạm vi điều tra gồm: Thép điện định hướng hạt cán nguội (cold rolled grain oriented electrical steel), Thép cuộn/tấm không định hướng hạt cán nguội (cold rolled grain non-oriented electrical steel coil and sheet), thép mạ điện (coated-electro galvanized steel), thép lá mạ thiếc (tinplate), thép không gỉ (stainless steel).
Thời kỳ điều tra từ 1/10/2023 - 30/9/2024.
Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ lưu ý, nguyên nhân chính gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa là nhập khẩu thép giá thấp. Vì vậy, thuế tự vệ tạm thời sẽ không áp dụng đối với các sản phẩm được nhập khẩu với giá bằng hoặc cao hơn mức giá tối thiểu.
-
Thị trường kim loại phản ứng thế nào trước chính sách thuế quan của Mỹ?
Theo MXV, thị trường kim loại chứng kiến sự khởi sắc mạnh mẽ ở nhiều mặt hàng, nguyên nhân chính hỗ trợ cho đà tăng này là lo ngại về căng thẳng thương mại, thiếu hụt nguồn cung và Mỹ giảm siết chặt tiền tệ.
-
Mỹ áp thuế với hàng hóa Trung Quốc lên tới 145%?
Nhà Trắng cho biết sau sắc lệnh tăng thuế với Trung Quốc mới nhất lên 125%, cộng với mức 20% trước đó, thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc hiện tại là 145%.
-
Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ cho biết Việt Nam không nằm trong danh sách các nước đang phát triển được loại trừ khỏi biện pháp tự vệ, do thị phần xuất khẩu thép vào Ấn Độ chiếm trên 3%, vượt ngưỡng quy định miễn trừ.








-
Tin vui cho doanh nghiệp sản xuất thép cuộn trong nước
Việt Nam được loại trừ khỏi thuế tự vệ tạm thời đối với thép cuộn nhập khẩu vào Nam Phi, do lượng thép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này dưới 3%. Đây là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng thị phần tại thị...
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước sẽ vui mừng khi biết thông tin này!
Các sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC xuất xứ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá từ 23,1% đến 27,83%, áp dụng từ 6/7/2025 và kéo dài 5 năm. Việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với thép HRC Trung Quốc được xem là tín hiệu tích cực n...
-
Doanh nghiệp Việt nhập khẩu thép HRC khổ lớn dùng để sản xuất gì?
Thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các mác thép thông dụng, phổ biến (Q235B, Q355B, SAE 1006, SS400, A36…), được dùng sản xuất tôn, ống thép, kết cấu xây dựng, tương tự thép HRC thông thường....