Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).
Kết luận sơ bộ của EC cho thấy biên độ bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam dao động 0-12,1%, tùy theo doanh nghiệp. Kết luận này được đưa ra dựa trên dữ liệu do các doanh nghiệp cung cấp và các điều chỉnh theo quy định điều tra. Hai công ty Việt Nam hợp tác trong vụ điều tra là Formosa Hà Tĩnh và CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất.
EU áp thuế chống bán phá giá tạm thời 12,1% với một số loại thép HRC, trừ sản phẩm của Hòa Phát Dung Quất
EC quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời 12,1% với sản phẩm từ Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh và các công ty khác.
Trong khi đó, CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất không bị áp thuế chống bán phá giá. Theo lý giải của EC, doanh nghiệp này hợp tác đầy đủ trong quá trình điều tra và cung cấp các bằng chứng thuyết phục rằng sản phẩm không bán dưới giá thị trường.
Được biết, mức thuế đưa ra được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá CIF (người bán chịu phí vận chuyển, bảo hiểm hàng tới cảng) tại biên giới EU, chưa gồm thuế hải quan.
Vụ việc điều tra chống bán phá giá thép cán nóng, thuộc một số mã CN trong các nhóm 7208, 7211, 7225 và 7226 nhập khẩu từ Việt Nam được khởi xướng từ ngày 8/8/2024, theo đơn kiện của Hiệp hội Thép châu Âu.
Giai đoạn điều tra hành vi bán phá giá từ 1/4/2023 đến 31/3/2024, trong khi giai đoạn điều tra thiệt hại bắt đầu từ 1/1/2021 đến 31/3/2024.
Một số hàng hóa được loại trừ gồm thép không gỉ hoặc thép điện silicon định hướng hạt; thép công cụ và thép công cụ có độ cứng lớn chuyên dụng; thép không gỉ ở dạng cuộn, không có hoa văn nổi, có độ dày lớn hơn 10mm và khổ rộng từ 600mm trở lên; thép không gỉ ở dạng cuộn, không có hoa văn nổi, có độ dày từ 4,75mm trở lên nhưng không quá 10mm và có khổ rộng từ 2.050mm trở lên.
Theo kết quả sơ bộ, EC xác định ngành sản xuất thép cán nóng của EU đã chịu thiệt hại đáng kể, thể hiện qua việc suy giảm thị phần, giá bán, lợi nhuận, mức đầu tư và việc làm.
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra nghiên cứu kỹ các thông tin, tiếp tục hợp tác đầy đủ toàn diện với EC trong quá trình điều tra tiếp theo.
Năm 2024, số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu thép cán nóng HRC của Việt Nam sang thị trường EU đạt 370 triệu USD, chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu thép của cả nước. Trường hợp mức thuế cao tới 12,1% được duy trì sau giai đoạn tạm thời, các chuyên gia dự báo có thể làm suy giảm đáng kể kết quả xuất khẩu ngành hàng này trong năm 2025.
-
Thép chất lượng cao là các loại thép nguyên liệu phục vụ ngành cơ khí, chế biến chế tạo như cáp thang máy, làm lõi que hàn, lò xo, đinh ốc vít, thép dự ứng lực, tanh lốp ô tô… Với việc lắp đặt dây chuyền đúc và cán thép chất lượng cao công suất 500.000 tấn/năm, Hòa Phát sẽ đẩy mạnh sản xuất các dòng thép này.
-
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố quyết định sơ bộ về việc áp thuế chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu. Cụ thể, Tôn Hoa Sen sẽ bị áp thuế với mức 59%, trong khi Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Pomina chịu thuế 49,42% và Tôn Đông Á thấp nhất 39,84%.
-
Giá thép trong nước ra sao sau khi thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế?
Thị trường thép đang nóng dần lên, không chỉ bởi nhu cầu xây dựng hồi phục mà còn vì quyết định quan trọng của Bộ Công Thương: áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
-
Trong khi Hòa Phát thoát hiểm, Formosa và các doanh nghiệp xuất khẩu thép cuộn cán nóng khác của Việt Nam phải chịu mức thuế tạm thời 12,1% khi nhập khẩu vào EU.








-
Doanh nghiệp chi gần 2 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng từ Indonesia, Australia và Nga
Trong 3 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã chi hơn 1,8 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, chủ yếu phục vụ các nhà máy nhiệt điện.
-
ETF vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa lo ngại địa chính trị
Trước áp lực địa chính trị và nguy cơ đồng Nhân dân tệ mất giá, các nhà đầu tư Trung Quốc đổ xô vào các quỹ ETF vàng.
-
Quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới sẽ chứng kiến bước ngoặt lớn trong năm nay?
Việc tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế đang góp phần ổn định nhu cầu thép trong lĩnh vực bất động sản và hạ tầng. Bên cạnh đó, quá trình cải cách ngành được đẩy mạnh có thể dẫn tới cắt giảm nguồn cung lớn hơn kỳ vọng, hỗ trợ quá trình phụ...