Dư được một số tiền kha khá, anh Toàn lên kế hoạch mua một miếng đất nhỏ để đầu tư, nếu đất đẹp thì cho thuê mặt bằng, còn không thì để dành sau này xây nhà.
Anh gõ thử trên mạng thì ra hàng loạt tin rao bán đất đủ mọi mức giá và cuối cùng anh chọn một số điện thoại “chính chủ” để liên hệ. Một cô gái có giọng nói dễ nghe giới thiệu đây là lô đất được chính chủ ký gửi cho công ty bán. Lô đất có giá trị 350-450 triệu đồng tại xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Theo lịch hẹn, anh đi cùng công ty lên Lâm Đồng xem đất. Trên xe còn khoảng 4-5 người nữa. Đi được nửa đường thì các chuyên viên sale tư vấn và liên tục giục anh Toàn chuyển khoản 30 triệu đồng để được hưởng suất ưu tiên và chiết khấu lớn cho thửa đất 150m2. Vì nghĩ công ty uy tín, bán đất chính chủ nên anh đồng ý và chuyển ngay.
Dù phân vân, cảnh giác thế nào thì khi được nhân viên tư vấn “rót mật vào tai” với ưu đãi hấp dẫn, chiết khấu cao vút và đủ loại giấy tờ pháp lý ngụy tạo thì người mua lại bỏ hết ngoài tai - Ảnh minh họa.
Khi đến nơi, nhân viên tư vấn dẫn anh Toàn đi tham quan tại lô đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được thỏa thuận khi trên xe.
“Sau khi xem xong và chốt lô đất này, các nhân viên gọi tôi đến để ký giấy xác nhận giao dịch, nhưng lại để trống thông tin về thửa đất và giá trị chuyển nhượng. Tôi hỏi để điền thông tin vào thì nhân viên nói sẽ điền sau. Sau đó, tôi yêu cầu công ty cung cấp sổ đỏ bản chính và nhân viên tư vấn nói khi nào gặp chủ đầu tư sẽ đối chiếu. Khi đó tôi đã có chút nghi ngờ và lưỡng lự, nhưng đằng sau mấy người đi cùng cứ la hét, thúc giục khiến tôi bối rối, mất bình tĩnh và ký vào giấy xác nhận” – anh Toàn kể lại.
Ký giấy xác nhận giao dịch xong, anh Toàn tiếp tục yêu cầu xem sổ đỏ, thì nhân viên tư vấn nói chủ đầu tư đang có việc ở TP.HCM, chưa thể về ngay được và hẹn anh Toàn về văn phòng của công ty để gặp. Không còn cách nào khác, anh Toàn đành lên xe về lại TP.HCM.
“Trên xe tôi nhận được tin nhắn đính kèm file PDF sổ đỏ lô đất mà tôi đã ký giao dịch, sau đó thì người gửi thu hồi ngay lập tức. Tôi nghĩ có thể do gửi nhầm nên không để tâm nhiều. Trở về văn phòng, tôi xem lại sổ đỏ tại thửa đất tôi chốt và chuyển khoản tiếp đủ 100 triệu đồng để xác nhận giao dịch. Để chắc chắn hơn, tôi yêu cầu công ty phải ghi thông tin thửa đất ở phiếu thu và cung cấp giấy ủy quyền, nhưng công ty nói phải công chứng hai ngày sau mới có. Ngày hôm sau, tôi chuyển khoản thêm 100 triệu đồng để ký công chứng lô đất này. Ngày tiếp theo nhân viên sale lại gọi tôi lên văn phòng để hỗ trợ gia hạn thanh toán và đưa lại phiếu thu. Lúc nhận phiếu thu tôi vô cùng bất ngờ vì thông tin thửa đất trên phiếu thu lại là thửa đất khác với diện tích lớn hơn là 250m2, trong đó chỉ có 100m2 đất thổ cư. Tôi bức xúc đòi công ty phải giải thích rõ ràng vì sao tôi đặt cọc một lô khác và giờ giấy xác nhận lại là một lô khác và vượt qua tài chính của mình, tuy nhiên công ty liên tục đùn đẩy người này đến người khác. Tôi đòi trả toàn bộ tiền cọc 230 triệu đồng đã chuyển trước đó, nhưng công ty không đồng ý. Hiện tại tôi vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng” – anh Toàn bức xúc chia sẻ.
Anh Toàn cho biết, không chỉ riêng anh rất nhiều người khác cũng bị nhiều công ty lừa đảo với hình thức này.
Thường giấy xác nhận giao dịch đều cần ghi rõ thông tin thửa đất mà người mua đã cọc - Ảnh minh họa.
Nhắm vào tâm lý người mua, những năm gần đây xuất hiện nhiều hình thức lừa đảo tinh vi khiến những người dù có nhiều kinh nghiệm trên thị trường vẫn “dính bẫy”. Dù phân vân, cảnh giác thế nào thì khi được nhân viên tư vấn “rót mật vào tai” với ưu đãi hấp dẫn, chiết khấu cao vút và đủ loại giấy tờ pháp lý ngụy tạo thì họ lại bỏ hết ngoài tai.
Vì vậy để đề phòng bị lừa, các chuyên gia khuyên người mua trước khi xuống tiền đặt cọc cần kiểm tra giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và đề nghị chủ nhà hoặc môi giới cho xem bản chính có mộc đỏ của các loại giấy tờ.
Liên hệ với phòng công chứng để kiểm tra tình trạng giao dịch; liên hệ với địa chính cấp xã để kiểm tra thông tin về việc có tranh chấp hay không, có vấn đề gì phát sinh liên quan quá trình sử dụng đất, nhà; liên hệ với phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện kiểm tra các thông tin về việc thửa đất có quy hoạch, có bị thu hồi hoặc các hạn chế khác không.
Khi cảm thấy mọi thông tin đều hài lòng, người mua cần đề nghị bên bán cung cấp các giấy tờ khác như: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (trường hợp ly hôn hoặc chưa kết hôn cần giấy xác nhận tình trạng nhân thân)... và chụp lại và lưu trữ để sử dụng khi thực hiện các thủ tục công chứng sau này.
-
Lại xuất hiện chiêu thức “lùa gà”, người tỉnh táo đến mấy cũng phải dính bẫy
Đọc được khá nhiều thông tin về những người bị lừa tiền khi mua nhà, mua đất, Phạm Hằng (33 tuổi, Hà Nam) chỉ biết lắc đầu ngao ngán và tiếc cho họ, nhưng chính cô cũng trở thành nạn nhân.
-
Chiêu thức lôi kéo khách hàng trong giai đoạn kinh tế 'ngủ đông'
CafeLand - Thế giới đang trong guồng quay của sự thay đổi. , cCác doanh nghiệp phải thích ứng với mọi sự biến động của thị trường.
-
Giám đốc phân lô bán hàng nghìn nền đất “ma" ở Phú Quốc
Công an Phú Quốc đã bắt giữ nhóm người phân lô, bán nền, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
-
Bỏ 17 tỉ đồng mua nhà, nhưng khi nhận bàn giao chỉ biết “chết lặng”
Cách đây 2 năm, một người phụ nữ tên Zhang tại Trung Quốc đã chi 5 triệu nhân dân tệ (hơn 17 tỉ đồng) để mua một căn nhà ở Định Kiều, Hàng Châu. Tuy nhiên, cô đã “chết lặng” khi căn nhà quá khác xa quảng cáo....
-
Bất động sản và những cú lừa ngoạn mục
Thị trường bất động sản (BĐS) được xem là “mỏ vàng” cho các nhà đầu tư. Nhưng mặt trái của thị trường này là sự phức tạp, tính rủi ro cao và là miếng mồi béo bở cho những kẻ đầu cơ, trục lợi. Nhiều người chạy theo cơn sốt của thị trường BĐS, nhưng do...