Quảng cáo một đằng… thực tế một nẻo
Làm việc tại Hàng Châu trong nhiều năm, Zhang sau đó đã kết hôn và sinh con. Sau khi đứa trẻ chào đời, cô nhờ bố mẹ lên chăm và có vẻ căn nhà gia đình cô đang ở khá chật chội nên muốn đổi sang một căn nhà lớn hơn.
Căn nhà rộng 139m2, có giá hơn 5 triệu nhân dân tệ (tương đương hơn 17 tỉ đồng), bao gồm cả chỗ đậu xe đã được cô chốt nhanh chóng với hi vọng sẽ được bàn giao sớm. Tuy nhiên những gì cô nhận được lại khác xa thực tế.
Hình ảnh quảng cáo của chủ đầu tư các tòa nhà có màu trắng xám.
Nhưng thực tế chỉ một màu kaki xám cũ kĩ.
"Cách đây ít lâu, chủ đầu tư thông báo tiến độ căn nhà đã đạt 100%. Một số người mua nhà đã đến tận nơi xem nhưng nhận thấy nó khác với hình ảnh quảng cáo. Nhìn bên ngoài, tòa nhà không đẹp, màu sắc không sáng mà xám xịt như một khối bê tông vậy. Đây là quảng cáo sai sự thật, lừa dối khách hàng” – Zhang chia sẻ.
Ông Yang, một người cũng mua căn hộ tại dự án này nhận xét: “Tôi mua căn hộ hoàn thiện, nhưng chủ đầu tư chỉ bàn giao căn hộ như mới xong phần thô. Hơn 100 người mua nhà tại dự án này cũng đang chịu cảnh tương tự. Thật không còn lời nào để nói”.
Theo phản ánh của người mua, sau khi xảy ra sự việc họ đã liên hệ với chủ đầu tư. Ban đầu, doanh nghiệp này có thiện chí hợp tác và đưa ra biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, mới đây khi người mua liên lạc lại thì họ từ chối sửa chữa.
Quá bức xúc đông đảo người mua đã nhờ báo chí vào cuộc. Khi phóng viên đến hiện trường, họ không thể vào bên trong vì tòa nhà chưa được bàn giao. Thoạt nhìn bên ngoài đúng là màu sắc khá tối.
Nơm nớp lo sợ
Cũng bỏ một số tiền khá lớn để mua căn hộ, ông Chen (Tiêu Sơn, Trung Quốc) khi nhận nhà đã phát hiện chủ đầu tư tự ý thay màu sơn bên ngoài tòa chung cư. Theo thiết kế ban đầu, mặt tiền bên ngoài có màu trắng xám trông rất sang. Thế nhưng, chủ đầu tư tự ý đổi sang màu nâu xám, trông rất cũ kỹ và u ám.
Dù mới xây xong tường nhà đã bị bong tróc.
Gạch ốp bị vỡ, rỉ nước... khiến người mua sống trong sợ hãi.
Một số người khác còn cho biết, nhiều mảng tường trong nhà đã có vết nứt dù công trình mới được xây dựng. Điển hình như anh Mo (Thái Châu, Trung Quốc), cách đây 3 năm trước, vợ chồng anh chi 2 triệu nhân dân tệ (gần 7 tỉ đồng) để mua căn hộ rộng 105m2.
"Theo kế hoạch, căn hộ sẽ được bàn giao vào tháng 6 năm ngoái, nhưng bị trì hoãn đến tận tháng 1 năm nay. Ngoài việc giao nhà chậm trễ, chất lượng ngôi nhà cũng đáng lo ngại như gạch ốp bếp có nhiều lỗ rỗng, phòng tắm chưa chống thấm, sơn latex ở mép khung cửa bị bong ra, khung cửa cũng chưa được làm...”, anh Mo cho biết.
Chưa dừng lại ở đó, anh Mo còn cho hay sau một trận mua lớn, nước chảy nhỏ giọt từ phía trên và các lối đi của gara ngầm trong khu dân cư, lớp sơn phía trên hành lang tòa nhà bong ra từng lớp, còn có dây điện lộ ra trực tiếp bên trong…
“Trong một ngôi nhà như vậy, việc sống thoải mái hay không không còn là vấn đề nữa, ngay cả sự an toàn cơ bản cũng không thể được đảm bảo”, anh Mo thất vọng nói.
Nhiều người băn khoăn tự hỏi, tại sao người mua lại chấp nhận ký hợp đồng mua một căn hộ chất lượng kém như vậy. Câu trả lời là họ buộc phải làm như vậy.
Theo như tìm hiểu, dự án này được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đã được bàn giao đúng tiến độ, còn giai đoạn 2 trong quá trình xây dựng chủ đầu tư gặp khó khăn về vốn khiến người mua đứng trước hai lựa chọn: hoặc là ký hợp đồng mua bán nhà, hoặc số tiền mua nhà đã trở thành khoản nợ của chủ đầu tư.
-
Dồn hết tiền mua nhà để “tích sản”, ngờ đâu thành “tiêu sản”
Với tâm lý nơm nớp lo sợ tiền mặt sẽ mất giá dần, vợ chồng Quỳnh Mai (Hà Nội) đã dồn toàn bộ tiền tiết kiệm trong suốt 5 năm mua một căn nhà mặt đất để tích sản và đầu tư.
-
Giám đốc phân lô bán hàng nghìn nền đất “ma" ở Phú Quốc
Công an Phú Quốc đã bắt giữ nhóm người phân lô, bán nền, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
-
Bất động sản và những cú lừa ngoạn mục
Thị trường bất động sản (BĐS) được xem là “mỏ vàng” cho các nhà đầu tư. Nhưng mặt trái của thị trường này là sự phức tạp, tính rủi ro cao và là miếng mồi béo bở cho những kẻ đầu cơ, trục lợi. Nhiều người chạy theo cơn sốt của thị trường BĐS, nhưng do...
-
Đã phong tỏa 88 tài khoản của Công ty Nhật Nam, 20 tài khoản không có tiền hoặc còn rất ít
Cơ quan điều tra đã phong tỏa 88 tài khoản có liên quan đến vụ án Công ty bất động sản Nhật Nam, trong đó có 20 tài khoản bị phong tỏa với số dư đã hết hoặc còn rất ít (dưới 10 triệu đồng)....