Cụ thể, trong tháng 4/2022, Nhật Bản đã xuất khẩu tổng cộng khoảng 664.800 tấn phế liệu, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 4 tháng đầu năm, xuất khẩu phế liệu của Nhật Bản đạt khoảng 2,1 triệu tấn, giảm gần 24% so với cùng kỳ một năm trước.
Lượng phế liệu của Nhật Bản vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh tới 52,2%
Trong đó, xuất khẩu phế liệu sang Việt Nam đạt khoảng 439.100 tấn, giảm 52,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, hiện Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu phế liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 1,2 triệu tấn, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Đài Loan đứng thứ 3 sau Hàn Quốc và Việt Nam với 144.000 tấn, giảm 51% so với năm 2021.
Ngoài ra, sản lượng nhập khẩu phế liệu của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong giai đoạn này cũng suy yếu, ở mức 135.000 tấn, giảm 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá các nguyên liệu đầu vào trong tháng 5/2022 của ngành luyện thép tiếp tục giảm mạnh. Theo đó, giá thép phế liệu loại HMS 1/2 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á giảm tới 94 USD/tấn so với hồi đầu tháng 4, hiện đang ở mức 530 USD/tấn CFR Đông Á ngày 9/5.
Hiện giá các nguyên liệu đầu vào đồng loạt giảm đã phần nào khiến giá thép xây dựng trong nước hạ nhiệt. Trên thực tế, giá thép xây dựng trong nước đã giảm 3 lần liên tiếp trong tháng 5 đưa giá mặt hàng này giảm hơn 1 triệu đồng/tấn về bình quân 17,3-18 triệu đồng/tấn.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công thương, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite… Do đó, khi giá các nguyên liệu đầu vào biến động sẽ làm giá thép thành phẩm trong nước cũng phải điều chỉnh theo thị trường thế giới.
-
Cần chủ động phòng vệ thương mại cho ngành thép xuất khẩu
Doanh nghiệp cần chủ động theo dõi danh sách cảnh báo mặt hàng thép xuất khẩu có nguy cơ bị Mỹ điều tra phòng vệ thương mại do Bộ Công Thương cập nhật định kỳ để xây dựng kế hoạch kinh doanh, xuất khẩu phù hợp.
-
CHÍNH THỨC: Áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một mặt hàng thép từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia
Mức thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng với mặt hàng này từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc là từ 9,79% đến 28%, có hiệu lực trong vòng 5 năm.
-
Mặt hàng quan trọng của 4 nền kinh tế hàng đầu châu Á bị Malaysia áp thuế chống bán phá giá
Malaysia áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, có hiệu lực từ ngày 11/1.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.