Bộ Công Thương mới đây đã ban hành Thông tư số 18/2024/TT-BCT quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.
Thông tư này áp dụng cho đối tượng là thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa; các tổ chức, cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025 đến hết 31/12/2029.
Các phế thải khác từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép nằm trong danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất
Theo đó, một số mặt hàng thuộc danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu như:
Thạch cao; thạch cao khan; thạch cao plaster (bao gồm thạch cao nung hoặc canxi sulphat đã nung), đã hoặc chưa nhuộm màu, có hoặc không thêm một lượng nhỏ chất xúc tác hoặc chất ức chế (mã hàng 2520).
Xỉ hạt (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép (mã hàng 2618); xỉ, xỉ luyện kim (trừ xỉ hạt), vụn xỉ và các phế thải khác từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép (mã hàng 2619); xỉ, tro và cặn (trừ loại thu được từ quá trình sản xuất sắt hoặc thép), có chứa kim loại, arsen hoặc các hợp chất của chúng (mã hàng 2620).
Các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tấm mỏng hoặc các dạng tương tự, các hợp chất hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử (mã hàng 3818).
Tấm, phiến, màng, lá, băng, dải và các hình dạng phẳng khác tự dính, bằng plastic, có hoặc không ở dạng cuộn (mã hàng 3919); tấm, phiến, màng, lá và dải khác, bằng plastic, không xốp và chưa được gia cố, chưa gắn lớp mặt, chưa được bổ trợ hoặc chưa được kết hợp tương tự với các vật liệu khác (mã hàng 3920).
Các sản phẩm dùng trong vận chuyển hoặc đóng gói hàng hóa, bằng plastic; nút, nắp, mũ van và các loại nút đậy khác, bằng plastic (mã hàng 3923).
Tơ tằm phế liệu (kể cả kén không thích hợp để quay tơ, xơ sợi phế liệu và xơ sợi tái chế).
Phế liệu lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc loại thô, kể cả phế liệu sợi nhưng trừ lông tái chế (mã hàng 5103); lông cừu hoặc lông động vật loại mịn hoặc thô tái chế (mã hàng 5104).
Phế liệu và mảnh vụn của đồng (mã hàng 7404); phế liệu và mảnh vụn niken (mã hàng 7503); phế liệu và mảnh vụn nhôm (mã hàng 7602); phế liệu và mảnh vụn kẽm (mã hàng 7902).
Vonfram và các sản phẩm làm từ vonfram, kể cả phế liệu và mảnh vụn (mã hàng 8101); molypden và các sản phẩm làm từ molypden, kể cả phế liệu và mảnh vụn (mã hàng 8102).
Danh mục phế liệu nêu trên không áp dụng đối với trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam.
Tại Việt Nam, do nguồn cung cấp sắt thép vụn ở trong nước chỉ đạt gần 40% nhu cầu nên các doanh nghiệp phải sử dụng 60% nguyên liệu sắt thép phế liệu nhập khẩu để đáp ứng đủ cho sản xuất.
Hiện tại, các nhà máy sản xuất thép trong nước còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite… Do đó, khi giá các nguyên liệu đầu vào biến động sẽ làm giá thép thành phẩm trong nước cũng phải điều chỉnh theo thị trường thế giới.
-
Quy định mới nhất về các loại sắt, thép phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
Sắt, thép, nhựa phế liệu là những loại phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất theo quy định mới vừa được Chính phủ ban hành.
-
Cắt giảm sản xuất, Việt Nam dè dặt nhập khẩu thép phế liệu
9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu hơn 1,05 triệu tấn thép phế liệu từ thị trường Nhật Bản, giảm tới 42% so với cùng kỳ.
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.
-
Doanh nghiệp Việt chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng mà nước ta đang sản xuất nhiều
10 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tới 10,5 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, trong đó nhiều nhất là nhập từ Trung Quốc.
-
Tại sao các tập đoàn logistics lớn đang săn lùng container “made in Vietnam”?
Container "made in Vietnam" đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các tập đoàn logistics lớn đến từ Mỹ, Brazil và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia…