06/07/2025 1:10 PM
Các sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC xuất xứ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá từ 23,1% đến 27,83%, áp dụng từ 6/7/2025 và kéo dài 5 năm. Việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với thép HRC Trung Quốc được xem là tín hiệu tích cực nhất định cho các doanh nghiệp sản xuất HRC nội địa.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1959/QĐ-BCT, chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời chấm dứt điều tra đối với sản phẩm cùng loại từ Ấn Độ.

Theo quyết định, mức thuế chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng Trung Quốc dao động từ 23,1% đến 27,83%, được áp dụng từ ngày 6/7/2025 và kéo dài 5 năm trừ khi được gia hạn, thay đổi hoặc hủy bỏ theo quy định.

Thép HRC là nguyên liệu thượng nguồn sản xuất các sản phẩm tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu, ống thép…

Các sản phẩm bị áp thuế là thép hoặc thép hợp kim được cán phẳng, cán nóng, có độ dày 1,2-25,4mm, chiều rộng không quá 1.880mm. Sản phẩm chưa được xử lý bề mặt như tẩy gỉ, mạ, tráng hay phủ dầu và có hàm lượng carbon không vượt quá 0,3%. Một số mặt hàng như thép không gỉ hoặc thép cán nóng dạng tấm thuộc danh mục loại trừ.

Trước đó, từ tháng 3/2025, Bộ Công Thương đã áp thuế tạm thời với thép cuộn cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc khoảng 19,38-27,83%. Những nhà sản xuất không thuộc diện áp thuế chính thức lần này sẽ được hoàn lại khoản thuế chống bán phá giá đã nộp trước đó.

Quyết định đưa ra sau khi Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ, Trung Quốc trong giai đoạn từ 1/7/2023 đến 30/6/2024. Cuộc điều tra được khởi xướng năm ngoái, sau khi cơ quan này nhận được yêu cầu từ 2 doanh nghiệp đại diện ngành sản xuất trong nước là Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất và công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa.

Kết quả điều tra của Bộ Công Thương cho thấy hàng hóa thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ có hành vi bán phá giá, gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu từ Ấn Độ được đánh giá là không đáng kể, chỉ chiếm dưới 3% tổng lượng nhập khẩu.

Bộ Công Thương cho biết, hàng hóa thép cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ có hành vi bán phá giá, gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu từ Ấn Độ được đánh giá là không đáng kể, chỉ chiếm dưới 3% tổng lượng nhập khẩu.

Theo đó, Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số mặt hàng thép cán nóng từ Trung Quốc và chấm dứt điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng từ Ấn Độ.

Việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc là tín hiệu tích cực nhất định cho các doanh nghiệp sản xuất HRC nội địa.

Được biết, thép HRC là nguyên liệu thượng nguồn sản xuất các sản phẩm tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu, ống thép thép HRC là nguyên liệu thượng nguồn sản xuất các sản phẩm tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu, ống thép, các sản phẩm thép khác được sử dụng trong nhiều ứng dụng của ngành xây dựng, cơ khí và các ngành công nghiệp khác.

Nhu cầu thép HRC tại Việt Nam được ước tính khoảng 10 - 13 triệu tấn/năm. Hiện nay, Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh là 2 doanh nghiệp tại Việt Nam có năng lực sản xuất HRC, với tổng công suất khoảng 8,6 triệu tấn/năm.

Thúy Hà
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.