Khu chế xuất, khu công nghiệp cần tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình mới để tăng khả năng thu hút đầu tư theo chiều sâu
Theo UBND TP.HCM, dù gặp không ít thách thức sau giai đoạn sáp nhập hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền đô thị hai cấp, các KCX, KCN vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư, tạo việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu cho thành phố.
Tổng vốn đầu tư thu hút vào các KCX, KCN trong 6 tháng đầu năm đạt 333,89 triệu USD, tương đương 55,65% kế hoạch năm và tăng 22,56% so với cùng kỳ 2024. Trong đó, vốn đầu tư trong nước tăng gấp 3,9 lần, đạt hơn 6.867 tỷ đồng, còn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 52,49 triệu USD, với 15 dự án mới và 13 dự án điều chỉnh tăng vốn. Những con số này cho thấy tín hiệu tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đối với môi trường đầu tư tại TP.HCM.
Về hoạt động sản xuất, kim ngạch xuất khẩu của các KCX, KCN đạt khoảng 5,64 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số lao động tại các khu này đạt gần 258.000 người, trong khi vốn đầu tư giải ngân ước tính khoảng 405 triệu USD – tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu công nghiệp của thành phố.
Trong công tác tổ chức, TP.HCM đã hoàn tất hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành quyết định hợp nhất Ban Quản lý các KCN của Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.HCM, hình thành một đầu mối thống nhất là Ban Quản lý các KCX, KCN TP.HCM. Đây được kỳ vọng sẽ giúp tăng hiệu quả điều phối vùng, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục hành chính và đồng bộ hóa quy hoạch phát triển công nghiệp sau sáp nhập.
Cùng với đó, phương án tiếp nhận và xử lý hồ sơ hành chính giữa các ban quản lý cũ đã được thống nhất nhằm đảm bảo phục vụ doanh nghiệp không bị gián đoạn. Các thủ tục liên quan đến chữ ký số, tài khoản xử lý hồ sơ điện tử cũng đang được cập nhật để đảm bảo tính thông suốt trên các hệ thống số hóa...
Tại buổi làm việc, đại diện các sở, ngành như Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Môi trường đã trực tiếp giải đáp và hướng dẫn hồ sơ, thủ tục để xử lý những điểm nghẽn đang tồn tại. Việc đối thoại trực tiếp giữa các đơn vị quản lý nhà nước và Ban Quản lý các KCX, KCN được kỳ vọng sẽ rút ngắn đáng kể thời gian xử lý và tháo gỡ vướng mắc từ cơ sở.
Kết luận buổi làm việc, lãnh đạo TP.HCM ghi nhận những kết quả tích cực đạt được trong nửa đầu năm, đặc biệt trong bối cảnh thành phố đang có nhiều thay đổi lớn về thể chế, địa giới và mô hình tổ chức. Ban Quản lý các KCX, KCN được giao tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, đồng thời xây dựng định hướng phát triển dài hạn cho giai đoạn mới.
Về việc hợp nhất các ban quản lý cấp vùng, thành phố xác định đây là nhiệm vụ ưu tiên, cần được đẩy nhanh tiến độ để ổn định cơ cấu tổ chức và hình thành bộ máy điều hành thống nhất. Từ đó, TP.HCM sẽ có cơ sở để triển khai quy hoạch mới, thúc đẩy chuyển đổi mô hình KCX, KCN theo hướng sinh thái, ứng dụng công nghệ cao, và thân thiện với môi trường.
Thành phố kỳ vọng việc cải cách mạnh mẽ hệ thống quản lý sẽ góp phần tạo sức bật mới cho ngành công nghiệp, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trong những năm tới.
-
Chuyển động âm thầm ở các vùng đất khu công nghiệp: Dòng tiền lớn đang đổ về đâu?
Nguồn cung khu công nghiệp đang bùng nổ với gần 8.000 ha đất mới chỉ trong 6 tháng đầu năm, mở ra cơ hội đầu tư dài hạn tại nhiều vùng công nghiệp mới nổi. Đáng chú ý, báo cáo mới phát hành của Công ty Chứng khoán SSI cho biết, làn sóng dịch chuyển đang hướng về những các thị trường vùng ven như Bình Phước, Hà Nam, Tây Ninh... nơi hạ tầng dần hoàn thiện và quỹ đất còn dồi dào.
-
Một khu công nghiệp tại Đồng Nai thông báo chấm dứt hợp đồng với toàn bộ doanh nghiệp thuê đất
Chủ đầu tư khu công nghiệp này gửi thông báo đến toàn bộ doanh nghiệp, yêu cầu hoàn tất thủ tục thanh lý hợp đồng thuê đất và di dời theo đúng thời gian quy định.
-
Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ
Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ (cũ), Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang (cũ) và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng (cũ).








-
Kỳ vọng bước ngoặt lớn cho thị trường nhà ở TP.HCM nếu hơn 600 khu đất được khơi thông
Hơn 600 khu đất với gần 3.600 ha ở TP.HCM chưa được khai thác, trong khi nguồn cung nhà ở giá rẻ tiếp tục khan hiếm.
-
Toàn cảnh vị trí xây nhà ga đường sắt tốc độ cao 350km/h tại TP.HCM
Ga Thủ Thiêm nằm trên khu đất hơn 17ha giữa hai trục đường Mai Chí Thọ và Lương Định Của, không chỉ là đích đến của tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h, mà còn là đòn bẩy cho thị trường bất động sản khu vực....
-
Bất động sản TP.HCM dần hồi phục nhưng một phân khúc lại mất hút
TP.HCM gần như không còn nhà ở có giá vừa túi tiền, đặc biệt là loại căn hộ có giá dưới 30 triệu đồng/m2. 06 tháng đầu năm 2025, thành phố chỉ có 04 dự án nhà ở thương mại với 3.353 căn nhà cao cấp đủ điều kiện huy động vốn....