Thủ đô Phnom Penh của Campuchia đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào thị trường bất động sản, trong khi Bangkok của Thái Lan từ lâu đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư. Tuy nhiên, ở Đông Nam Á, TP Hồ Chí Minh của Việt Nam mới là thị trường đang có sự trỗi dậy lớn nhất.

Theo phân tích của CBRE trên RE Talk Asia, Tokyo hiện vẫn giữ vị trí số một trong số 10 thị trường bất động sản hàng đầu châu Á đối với giới đầu tư quốc tế. Trong khi đó, Singapore đứng ở vị trí thứ 2 và TP Hồ Chí Minh được xếp hạng 3.

Dù quy mô thị trường bất động sản của TP Hồ Chí Minh nhỏ hơn Bangkok, song nơi đây vẫn có những sự điểm nổi bật giúp thành phố trở nên khác biệt so với các thị trường khác trong khu vực.

Giá bất động sản cao: Đánh giá ban đầu về giá bất động sản ở Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh cho thấy giá bất động sản tại những khu vực này khá cao khi so sánh với các thành phố khác ở châu Á.

Cơ sở hạ tầng và nền kinh tế ngày càng phát triển: Cả hai yếu tố này đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng nền kinh tế Việt Nam dường như bền vững hơn nhờ những chính sách của chính phủ, qua đó giúp thị trường bất động sản ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên.

Nền kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi, trong khi nền kinh tế Thái Lan thường bị ảnh hưởng bởi bất ổn chính trị. Nền kinh tế phục hồi trở lại đã giúp thị trường M&A bất động sản phát triển mạnh tại các thành phố trọng điểm như TP Hồ Chí Minh.

Giá nhà ở phải chăng: Dù giá bất động sản nhìn chung tương đối cao, song giá nhà ở nói riêng tại Việt Nam được coi là rất phải chăng so với các thị trường bất động sản khác được người Trung Quốc ưa chuộng như Bangkok. Một căn hộ cao cấp ở Việt Nam có thể có giá 5.000 USD/m2, trong khi ở Bangkok, con số này có thể lên tới 15.000 USD/m2.

Cải thiện cơ sở hạ tầng: Kế hoạch cải thiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng là một điểm cộng đối với các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài. Các thành phố như TP Hồ Chí Minh đang nhanh chóng phát triển, đồng thời có các kế hoạch nâng cấp khu dân cư, trường học, bệnh viện và đường xá.

Tốc độ phát triển nhanh: TP Hồ Chí Minh là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất châu Á và cũng là trung tâm kinh doanh và khởi nghiệp. Trên thực tế, phần lớn hoạt động kinh doanh quan trọng diễn ra ở Việt Nam đều đi qua TP Hồ Chí Minh, khiến thị trường bất động sản ở đây trở nên phổ biến đối với người nước ngoài.

Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị: Cả hai thành phố lớn của Việt Nam – TP Hồ Chí Minh và Hà Nội – đều đang đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, giao thông liên vùng và các cải tiến cơ sở hạ tầng khác.

Tầng lớp trung lưu đang phát triển: Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đã thúc đẩy nhu cầu về bất động sản, tạo tiền đề cho một thị trường nhà ở phát triển mạnh mẽ. Khi tầng lớp trung lưu tiếp tục mở rộng, nhu cầu về những ngôi nhà hiện đại và được thiết kế đẹp cũng tăng theo.

Vị trí chiến lược: TP Hồ Chí Minh có vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ chiến lược vào Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. TP Hồ Chí Minh cung cấp khả năng kết nối đặc biệt và mạng lưới cơ sở hạ tầng rộng lớn cho cả các thành phố lớn khác của Việt Nam và các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Khả năng tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu độc đáo này làm tăng sức hấp dẫn của thành phố như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư quốc tế.

Anh Nguyễn (Construction Property)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.