Tại văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trong chuyến công tác tại tỉnh Đồng Tháp để thúc đẩy tiến độ các dự án giao thông trọng điểm phía Nam mới đây, Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị liên quan nghiên cứu giải pháp xây dựng đường cao tốc trên cầu cạn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, nhà thầu và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, cải tiến phương pháp gia tải, phấn đấu hoàn thành công tác gia tải trong tháng 3/2025 đối với dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau để hoàn thành dự án trong năm 2025, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, an toàn công trình.
Chỉ đạo Cục Hàng hải và Đường thuỷ Việt Nam khẩn trương giải quyết, xử lý ngay các kiến nghị của địa phương về vướng mắc liên quan đến luồng hàng hải, đường thuỷ nội địa và phương án bảo đảm an toàn giao thông thuỷ khi khai thác các mỏ vật liệu, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về hàng hải, đường thuỷ nội địa.
Chủ trì chỉ đạo các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát nghiên cứu, sử dụng các giải pháp thi công phù hợp đối với các dự án được nghiên cứu đầu tư tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả công tác gia tải, rút ngắn thời gian xử lý lún, rút ngắn thời gian thực hiện các dự án; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền về đơn giá, định mức đối với các giải pháp thi công mới (nếu có) để triển khai thực hiện.
Phó Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu giải pháp xây dựng đường cao tốc trên cầu cạn tại khu vực ĐBSCL
Bộ Xây dựng được giao chỉ đạo các đơn vị có liên quan nghiên cứu giải pháp xây dựng đường cao tốc trên cầu cạn tại khu vực ĐBSCL, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vật liệu san lấp đắp nền đường, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đồng thời rà soát, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu (sụt lún) đối với các công trình, dự án hạ tầng giao thông đường bộ tại khu vực ĐBSCL sau khi đưa vào sử dụng trong thời gian trên 1 năm để có giải pháp ứng phó kịp thời.
Bộ Tài chính khẩn trương bố trí đủ vốn cho các dự án theo tiến độ thi công (trong đó có dự án thành phần 1 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu), hoàn thành trước ngày 31/3/2025.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn UBND các địa phương (đặc biệt tỉnh Đồng Nai) xử lý khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoạt động cấp phép khai thác mỏ và cung ứng vật liệu cho các dự án theo đúng tiến độ, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.
Đặc biết, Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ giá vật liệu xây dựng trên địa bàn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thao túng, ép giá, nâng giá bất hợp lý để trục lợi, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.
Những lợi ích khi làm cầu cạn cao tốc
Việc xây dựng cao tốc ở nhiều địa phương, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn về vật liệu đắp nền. Theo đó, một trong những giải pháp cho việc thiếu vật liệu đắp nền là làm cầu cạn.
Xây cầu cạn kết hợp với những đoạn chạy trên mặt đất được coi là giải pháp khả thi để khắc phục tình trạng thiếu vật liệu đắp nền cao tốc tại ĐBSCL
Thời gian qua, một số đoạn cao tốc đã được xây dựng trên cầu cạn như TP.HCM - Trung Lương, Thái Nguyên - Chợ Mới, Bến Lức - Long Thành, Nghi Sơn - Diễn Châu - Bãi Vọt..., song số km chiếm tỷ lệ thấp. Hiện mới có khoảng 70 km cao tốc đã và đang triển khai trên cả nước.
Ông Tống Văn Nga, Chủ tịch Hội vật liệu xây dựng cho rằng, cần học kinh nghiệm của thế giới trong phát triển cao tốc, đó là xây dựng cầu cạn cao tốc tại vùng ĐBSCL và khu vực miền Trung. Về điều kiện kỹ thuật hiện nay, Việt Nam hoàn toàn làm chủ công nghệ xây dựng cầu cạn cao tốc.
Trước đó, tại tọa đàm Thị trường vật liệu xây dựng - những điểm nghẽn và giải pháp, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cũng cho rằng với những địa hình đất yếu như ĐBSCL, địa hình chia cắt như Tây Bắc, Đông Bắc hoặc khu vực nhiều mưa lũ như miền Trung cần tính toán tới giải pháp kết hợp xây dựng cầu cạn cao tốc với các đoạn cao tốc chạy trên mặt đất.
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, nếu chọn làm cầu cạn cao tốc sẽ tạo đầu ra cho 3 loại vật liệu đang dư thừa trong nước hiện nay là xi măng, thép, bê tông, điều này sẽ tháo gỡ khó khăn cho ngành vật liệu trong nước. Tuy nhiên, cần so sánh cụ thể chi phí giữa 2 phương án xây cầu cạn và phương án đắp nền cao tốc trên khu vực đất yếu, sình lầy xem phương án nào rẻ hơn.
Với phương án xây dựng đường cao tốc trên cao, theo các chuyên gia cho rằng phương pháp thi công này có nhiều ưu điểm như kết cấu ổn định, chắc chắn, kiểm soát độ lún, thoát lũ, phục vụ dân sinh tốt, dễ sửa chữa, thay thế...
Tuy nhiên, giải pháp cầu cạn cũng có nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu lớn, việc mở rộng cho giai đoạn 2 thường phức tạp hơn so với phương án nền đường đắp. Do vậy, cần có nghiên cứu cụ thể để khẳng định tính hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật và môi trường đối với phương án sử dụng cầu cạn.
-
Trong năm nay, cả nước sẽ có thêm 1.188km cao tốc
Trong năm 2025, ngành giao thông vận tải đặt kế hoạch hoàn thành 28 dự án cao tốc với tổng chiều dài 1.188km. Nếu hoàn thành, cả nước sẽ có tổng cộng 3.000km cao tốc như kế hoạch được Chính phủ đề ra.
-
Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn về giải pháp sử dụng cát nhân tạo, xây cầu cạn cao tốc ở ĐBSCL
Theo Thủ tướng, giải pháp sử dụng cát nhân tạo thay thế hoàn toàn cát tự nhiên và xây dựng cầu cạn cao tốc thay thế cho việc xây cao tốc trực tiếp trên nền đất yếu tại ĐBSCL là không khả thi do chi phí cao, nguồn lực đầu tư lớn.
-
Theo Bộ Giao thông Vận tải, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với đặc thù nền đất yếu, địa hình chia cắt bởi nhiều sông, rạch nên hệ thống cao tốc xây dựng theo phương án cầu cạn trên toàn tuyến sẽ có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, phương án này khiến chi phí đầu tư tăng gấp 2,6 lần so với đắp nền như hiện nay.
-
Chuyển động mới tại Hòa Phát sau tuyên bố “nhường sân” mảng thép xây dựng, chuyển hướng làm THÉP CHẤT LƯỢNG CAO
Thép chất lượng cao là các loại thép nguyên liệu phục vụ ngành cơ khí, chế biến chế tạo như cáp thang máy, làm lõi que hàn, lò xo, đinh ốc vít, thép dự ứng lực, tanh lốp ô tô… Với việc lắp đặt dây chuyền đúc và cán thép chất lượng cao công suất 500.0...
-
Gạch sinh học từ nấm và tre: Hướng đi mới cho ngành xây dựng
Không cần nung, không phát thải CO2 và có khả năng làm mát thụ động… gạch sinh học làm từ nấm và tre hứa hẹn trở thành giải pháp cách nhiệt thân thiện với môi trường cho các tòa nhà tại vùng khí hậu nhiệt đới....
-
Những loại vật liệu xây dựng, công nghệ giúp công trình nhà ở chống chịu tốt hơn khi động đất xảy ra
Động đất không thể tránh, nhưng thiệt hại thì có thể giảm. Bí quyết nằm ở chính vật liệu xây dựng mà bạn chọn.