Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Mỹ vừa phát triển thành công một phương pháp sáng tạo để tạo ra một loại vật liệu mới từ cellulose vi khuẩn, có độ bền cao và khả năng ứng dụng đa dạng, hứa hẹn có thể thay thế nhựa trong nhiều lĩnh vực. Phát minh này mở ra một hướng đi mới cho việc sản xuất các vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường.
Cellulose vi khuẩn - một loại polymer tự nhiên dồi dào và có khả năng phân hủy sinh học, từ lâu đã được xem là một ứng cử viên tiềm năng. Tuy nhiên, ở dạng tự nhiên, vật liệu này chưa đủ bền chắc để có thể thay thế nhựa trong nhiều ứng dụng.
Tấm vật liệu sinh học có độ bền kéo lên đến 553 MPa, vượt xa các vật liệu polymer thông thường
Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu do giáo sư Muhammad Maksud Rahman (Đại học Houston) dẫn dắt đã tìm ra một giải pháp vật liệu đột phá. Công trình của họ vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications.
Loại vật liệu mới được tạo ra từ cellulose do vi khuẩn sinh ra, nhưng khác biệt ở chỗ các sợi cellulose không còn hình thành ngẫu nhiên mà được xếp thẳng hàng nhờ một hệ thống quay sinh học đặc biệt gọi là “bioreactor quay”.
“Chúng tôi phát triển một buồng nuôi cấy quay để điều hướng chuyển động của vi khuẩn trong lúc chúng tạo ra cellulose”, nhóm nghiên cứu cho biết.
Việc kiểm soát được hướng mọc giúp gia tăng đáng kể độ bền của vật liệu, đồng thời vẫn giữ được độ mềm, trong suốt và dễ gập như nhựa sinh học.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, vật liệu mới có độ bền kéo lên tới 553 MPa (megapascal), vượt xa các vật liệu polymer thông thường.
Không chỉ bền hơn, nhóm nghiên cứu còn tích hợp thành công các lớp nano boron nitride, giúp vật liệu dẫn nhiệt nhanh gấp ba lần so với mẫu đối chứng, mở ra tiềm năng ứng dụng trong lĩnh vực điện tử, đóng gói nhiệt và lưu trữ năng lượng.
Khác với nhựa tổng hợp truyền thống vốn gây ô nhiễm vi mô và giải phóng các chất độc hại như BPA và phthalate, vật liệu mới có thể phân hủy sinh học hoàn toàn, đồng thời dễ dàng được tùy chỉnh cho nhiều mục đích sử dụng như bao bì, dệt may, vật liệu xây dựng, thiết bị điện tử xanh và pin.
Với khả năng ghi nhớ hình dạng và tự biến đổi khi được kích thích bằng nhiệt, loại vật liệu tinh thể lỏng mới này mở ra hàng loạt ứng dụng trong tương lai. Một trong những hướng triển khai được kỳ vọng là robot mềm, những cỗ máy linh hoạt có thể bò, trườn, chui qua các khe hẹp mà không cần cơ cấu máy móc phức tạp.
Ngoài ra, vật liệu mới này hứa hẹn ứng dụng trong các thiết bị điện tử có thể uốn cong, cảm biến thông minh và những cấu trúc tự triển khai trong không gian.
-
Loại vật liệu mới này có thể giúp chế tạo những bộ phận siêu nhẹ cho máy bay, trực thăng, tàu vũ trụ, giúp giảm lượng nhiên liệu và khí thải.
-
Tìm ra loại vật liệu mới có thể giúp con người tàng hình
Vật liệu tàng hình do các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc phát triển sử dụng thay đổi phân tử để hòa lẫn hoàn hảo vào môi trường. Loại vật liệu này phù hợp cho ứng dụng quân sự và kiến trúc.
-
Tạo ra vật liệu mới cho pin mặt trời bằng AI
Các nhà khoa học cho rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tìm ra vật liệu tối ưu cho pin mặt trời từ việc kết hợp silicon với một vật liệu khác.
-
Phát minh ra loại vật liệu mới cứng như thép, co giản như cao su... giúp chế tạo máy bay biến hình
Một loại vật liệu mới cực bền và siêu co giãn vừa được tìm ra. Loại vật liệu này được cho là sẽ hỗ trợ việc chế tạo máy bay biến hình trong tương lai.
-
Ngành xây dựng đang thay đổi ra sao? 10 vật liệu mới sẽ khiến bạn bất ngờ!
Trong bối cảnh ngành xây dựng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ, 10 vật liệu mới đang nổi lên như những giải pháp đột phá, góp phần định hình tương lai. Từ gỗ trong suốt cho đến công nghệ in 3D, những vật liệu này không chỉ mang đến sự bền vững mà còn mở ra vô vàn cơ hội sáng tạo trong kiến trúc.








-
Xi măng, kính và các vật liệu xây dựng sẽ có nhãn năng lượng: Lợi ích gì cho công trình của bạn?
Các dự án bất động sản, đặc biệt là công trình nhà ở để bán hoặc cho thuê sẽ từng bước phải công bố mức tiêu thụ năng lượng, mức phát thải tương ứng. Điều này giúp người dân có thể lựa chọn công trình tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường....
-
Từ 1/1/2026, mua gạch, xi măng, kính xây dựng… cũng phải xem nhãn năng lượng
Từ ngày 1/1/2026, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, kinh doanh phương tiện, thiết bị và vật liệu xây dựng phải thực hiện công bố, dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị và vật liệu xây dựng......
-
Đến 2030, các dự án đầu tư công tại Hà Nội phải sử dụng vật liệu làm từ chất thải xây dựng
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, 100% các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách phải sử dụng vật liệu được tái chế từ chất thải rắn xây dựng thay vì khai thác tài nguyên.