13/10/2023 1:20 PM
Theo Bộ Giao thông Vận tải, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với đặc thù nền đất yếu, địa hình chia cắt bởi nhiều sông, rạch nên hệ thống cao tốc xây dựng theo phương án cầu cạn trên toàn tuyến sẽ có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, phương án này khiến chi phí đầu tư tăng gấp 2,6 lần so với đắp nền như hiện nay.

Bộ Giao thông Vận tải vừa có báo cáo gửi Chính phủ về việc triển khai xây dựng hệ thống đường cao tốc tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có nội dung về phương án xây dựng cầu cạn cao tốc để khắc phục nhiều hạn chế do địa chất, địa hình của khu vực này.

Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có nền đất yếu, địa hình chia cắt do nhiều sông rạch, chịu ảnh hưởng của triều cường, nước biển dâng. Bên cạnh đó, nguồn vật liệu chính để là cát đắp nền hiện đang thiếu hụt trầm trọng.

Do đó, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất nghiên cứu phương án xây dựng cao tốc tại đây với cầu cạn toàn tuyến, kéo dài dài cầu vượt sông, xử lý lún bằng cọc xi măng đất và sàn giảm tải.

Phương án này sẽ khắc phục được điểm yếu về địa chất, địa hình, đồng thời giảm nguồn vật liệu cát. Tuy nhiên, cách thực hiện này sẽ cần nguồn chi phí rất lớn, hơn khoảng 2,6 lần so với phương án đắp nền như hiện nay.

Vì vậy, đối với các dự án cao tốc đã phê duyệt đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025 vẫn sẽ áp dụng phương án đắp nền bằng cát. Giải pháp này sẽ đảm bảo chi phí đầu tư hợp lý nhưng hạn chế là cần thời gian xử lý nền lâu hơn cũng như nguồn vật liệu cát nhiều hơn.

Đối với giải pháp xây dựng cầu cạn, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục phối hợp với các chuyên gia, nhà khoa học để đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện nhất.

Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành với diện tích tự nhiên chiếm 12,2% diện tích cả nước. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản lớn nhất của cả nước. Nằm tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đầu tàu là TP.HCM.

Mặc dù vậy, đồng bằng sông Cửu Long được cho là chưa phát huy hết tiềm năng kinh tế do còn nhiều khó khăn về hạ tầng giao thông. Đặc biệt là các tuyến cao tốc kết nối vùng, toàn vùng chỉ có 171km cao tốc quy mô 4 làn xe được đưa vào khai thác.

Bộ Giao thông Vận tải cho biết, hiện nay đồng bằng sông Cửu Long đang có 8 dự án cao tốc có tổng chiều dài 463km, vốn đầu tư 94.400 tỉ đồng đang triển khai. Phấn đấu đến năm 2026, vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ có được 554km cao tốc.

Các dự án cao tốc sau khi hoàn thành không chỉ giải bài toán hạ tầng giao thông, kết nối giữa các tỉnh thành mà còn tạo không gian phát triển mới, các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới, khu dịch vụ mới, thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết các nút thắt của khu vực, mà lớn nhất là về hạ tầng và nhân lực.

Chủ đề: Cao tốc Bắc Nam
  • Đến năm 2026, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 554km cao tốc

    Đến năm 2026, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 554km cao tốc

    Toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện chỉ có 171km cao tốc. Đây là một trong những “điểm nghẽn” khiến khu vực này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Với nhiều dự án cao tốc đang triển khai, dự kiến đến năm 2026, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 554km cao tốc.

Nguyễn Văn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.