Theo dữ liệu từ CBRE Group, tỷ lệ văn phòng bị bỏ trống tại thành phố Thượng Hải và Thâm Quyến đã tăng lên mức lần lượt là 20% và 21%, qua đó ghi nhận mức cao kỷ lục kể từ năm 2008. Trong khi đó, với tỷ lệ là 15,5%, số lượng văn phòng bị bỏ trống tại thủ đô Bắc Kinh cũng đạt ngưỡng cao nhất kể từ năm 2009.
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện lệnh giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19. Nhiều biện pháp khắt khe đã được thực hiện để đối phó với đại dịch và có thể sớm mở cửa lại nền kinh tế. Nhưng với một số cách tiếp cận tương đối bảo thủ đi kèm với nỗi lo về sự bùng phát đợt hai của đại dịch đã khiến sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc có phần khiêm tốn.
Michael Wu, giám đốc điều hành dịch vụ văn phòng tại Colliers International cho biết: “Những người thuê thường trở có xu hướng bảo thủ hơn và đa số đang chọn cách giữ kế hoạch mở rộng hoặc tái định cư của họ. Chúng tôi bắt đầu thấy những cuộc tranh luận giữa người thuê và chủ đầu tư”.
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách miễn tiền thuê văn phòng trong 3 tháng đối với các công ty vừa và nhỏ, những người chịu ảnh hưởng lớn mà đại dịch gây ra. Điều này gây áp lực không hề nhỏ đến các chủ đầu tư và một số chủ tài sản tư nhân.
Ngoài ra, còn xuất hiện tình trạng về nguồn cung tại một số thành phố. Trong số 14 thành phố lớn tại Trung Quốc được nghiên cứu bởi công ty bất động sản thương mại Jones Lang LaSalle Inc, hầu hết giá thuê văn phòng đều đã giảm trong ba tháng gần đây do việc dư thừa nguồn cung.
JLL ước tính tổng số lượng cổ phiếu cho của doanh nghiệp cho thuê văn phòng tại Thâm Quyến dự kiến sẽ tăng khoảng 60% vào năm 2023, con số tương ứng với thành phố Thượng Hải là 44%. Trong khi đó, Colliers dự đoán việc dư thừa nguồn cung của không gia văn phòng sẽ khiến giá thuê tại hai thành phố này giảm gần 12% và 9,5% trong năm nay.
Mặc dù một cuộc khảo sát của Bloomberg với các chuyên gia kinh tế cho thấy nền kinh tế Trung Quốc có thể tăng 2% trong năm nay sau khi chứng kiến sụt giảm trong quý đầu tiên nhưng mức tăng trưởng cả năm vẫn sẽ thấp nhất kể từ những năm 1970.
Nhu cầu thấp về việc sử dụng văn phòng chắc chắn sẽ khiến tỷ lệ trống ở các thành phố lớn tăng cao hơn trong thời gian dài. Tại Thượng Hải, tỷ lệ trống có thể tăng vọt lên 30% vào năm 2021. Trong khi đó, tại Thâm Quyến, dự kiến sẽ có gần một phần ba số lượng văn phòng không được sử dụng trong năm 2022.
-
Nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang ba lĩnh vực mới sau đại dịch Covid-19
CafeLand - Các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc đã có những động thái đầu tư sang lĩnh vực mới.
-
Dân Trung Quốc “đổ xô” đầu tư xây dinh thự tại Canada, kiếm lãi “khủng”
Một làn sóng Trung Quốc ồ ạt “đổ” vào Canada khi các nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội kiếm lãi khủng, bằng cách mua đất trang trại rẻ rồi xây các biệt thự khổng lồ để rao bán với giá hàng chục triệu USD.
-
Nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo cổ phiếu Trung Quốc do lo ngại căng thẳng với Mỹ
Các thương nhân Trung Quốc, người trong công ty và các nhà đầu tư nước ngoài đều đang chạy trốn khỏi thị trường chứng khoán nước này.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.