Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) sẽ cho phép một số công ty có liên quan tới lĩnh vực bất động sản huy động tiền bằng cách bán cổ phiếu Trung Quốc loại A (A-Shares, cổ phiếu chứng khoán của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc đại lục, giao dịch trên 2 sàn chứng khoán Trung Quốc là Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SSE) và Sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến), nhưng số tiền thu được không thể đầu tư vào kinh doanh bất động sản, Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc đưa tin.
Đối với các công ty muốn đủ điều kiện, bất động sản phải không được coi là ngành kinh doanh chính của họ và không được đóng góp quá 10% tổng lợi nhuận doanh nghiệp, theo bài báo.
Trung Quốc đã cấm các công ty hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản hoặc các công ty liên quan đến bất động sản huy động vốn thông qua thị trường cổ phiếu A trong nước kể từ cuối năm 2018, bao gồm cả việc IPO và bán cổ phiếu bổ sung.
Đại diện CSRC chưa trả lời bình luận về vấn đề này từ phí hãng tin Reuters.
Các nhà phân tích cho rằng động thái này là một tín hiệu tích cực, nhưng điều mà lĩnh vực bất động sản Trung Quốc cần nhất lúc này là sự cải thiện tâm lý của người mua nhà.
Bruce Pang, chuyên gia kinh tế tại Jones Lang Lasalle (JLL), cho biết: “Đây là động thái chính sách mới nhất nhằm ổn định lĩnh vực đang bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, với trọng tâm là tạo ra sự cân bằng giữa phục hồi thị trường và giảm thiểu rủi ro lây nhiễm sang các lĩnh vực khác”.
"Cần thêm thời gian và các biện pháp để những chủ đầu tư bắt đầu có được dòng tiền tích cực. Điều quan trọng hơn là tiếp tục bán hàng và điều đó phụ thuộc vào kỳ vọng và niềm tin của từng người mua nhà, không chỉ vào thị trường nhà ở mà còn vào tăng trưởng kinh tế chung của đất nước”, ông Bruce nói thêm.
Một số công ty có hoạt động kinh doanh liên quan đến bất động sản, bao gồm Zhongtian Financial Group Co Ltd, Jinan high tech development co. ltd và Shenzhen New Nanshan Holding Group Co Ltd, chứng kiến giá cổ phiếu của họ tăng từ 3% đến 10% trong phiên giao dịch ngày 21/10. Các nhà phân tích cho rằng những công ty này có thể sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ những thay đổi quy tắc.
Họ cho biết động thái này có thể hỗ trợ các công ty đang gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính thông qua các kênh khác và cho phép họ đầu tư vào các lĩnh vực khác trong nền kinh tế rộng lớn của Trung Quốc.
Lĩnh vực bất động sản, rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị và kinh tế của Trung Quốc, đã chậm lại trong những tháng gần đây với sự sụt giảm về giá và doanh số bán hàng sau khi các nhà hoạch định chính sách áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với việc vay nợ của các nhà phát triển từ giữa năm 2020.
Ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý ngân hàng của Trung Quốc đã thực hiện các bước để giảm bớt áp lực thanh khoản trong lĩnh vực bất động sản, nơi nhiều công ty đang phải gánh chịu sự sụt giảm đầu tư và doanh số trên hàng núi nợ.
Chính quyền Bắc Kinh cũng đang tìm cách ổn định thị trường trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, có rất ít dấu hiệu cho thấy thị trường sẽ chạm đáy trong thời gian tới do một số yếu tố bất lợi, bao gồm sự kiên trì của các nhà chức trách với các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt về chống Covid.
-
Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc sẽ xây dựng chuỗi cung ứng công nghiệp ổn định với Việt Nam
“Việt Nam… đã coi việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của chúng tôi”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 31/10/2022, theo đài truyền hình nhà nước CCTV của Trung Quốc.
-
Ảnh hưởng của cuộc suy thoái bất động sản tại Trung Quốc đang lan rộng
Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đang trải qua những ngày tháng tuyệt vọng. Ảnh hưởng của chính sách Zero-Covid cùng doanh số bán nhà giảm xuống đã “đánh gục” niềm tin của khách hàng vào thị trường bất động sản Trung Quốc.
-
Nguồn tiền từ các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục chảy ra khỏi thị trường chứng khoán và trái phiếu Trung Quốc khi nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm. Ngoài ra, sự thay đổi lãi suất cũng thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển sang các khoản đầu tư khác.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.