Sau đó đề ra giải pháp thực hiện cũng như kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định còn thiếu, chồng chéo, bất cập trong công tác này; hướng dẫn chủ đầu tư, Ban quản trị chung cư phân định rõ diện tích sở hữu, sử dụng chung riêng trong nhà chung cư, đặc biệt là nơi để xe; đồng thời kiến nghị Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn, thẩm định thiết kế cơ sở, cấp giấy phép xây dựng có sự phân định rõ diện tích sở hữu, sử dụng chung riêng trong nhà chung cư.
Cơ quan này cũng được giao xử lý việc chiếm dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư; giải quyết các tranh chấp về kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư; xác định diện tích sở hữu, sử dụng chung riêng của nhà chung cư; nghiệm thu, đánh giá chất lượng xây dựng nhà chung cư…
UBND TP cũng giao UBND 24 quận-huyện xử lý các tranh chấp, phản ánh, khiếu nại về quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn; trong quá trình thẩm định, phê duyệt các dự án cải tạo, sửa chữa chung cư, nhà ở cần đảm bảo các nội dung, quy mô đầu tư cải tạo, sửa chữa công trình phù hợp với mục tiêu của chương trình “kiểm tra, rà soát, đánh giá an toàn chịu lực, kiểm định; sửa chữa, cải tạo chung cư, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu hỗn hợp”; đảm bảo tiến độ triển khai xây mới, sửa chữa, cải tạo đạt ít nhất 50% trong tổng số 474 chung cư hư hỏng trước năm 2020…
Theo Bộ Xây dựng cho biết, trong 43 báo cáo của địa phương và số lượng đơn thư gửi về Bộ Xây dựng cho thấy có 215 dự án có khiếu nại, tranh chấp. Trong đó có 108 dự án xảy ra tranh chấp giữa chủ đầu tư với cư dân hoặc giữa các chủ thể liên quan trong phạm vi dự án, còn lại 107 dự án có khiếu nại, tranh chấp về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng và những nội dung dân sự khác.
Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, toàn thành phố hiện có 935 chung cư cao tầng thì có đến 105 chung cư đang có tranh chấp ở các mức độ khác nhau, trong đó, có 9 chung cư có tranh chấp rất gay gắt phức tạp. Tính trung bình, thì cứ 10 chung cư ở thành phố, có một chung cư đang xảy ra tranh chấp. Điển hình như:
Ngày 19/11 vừa qua, hàng chục khách hàng mua nhà tại chung cư La Bonita (đường D2, quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã kéo đến dự án này để căng băng rôn đòi chủ đầu tư bàn giao nhà. Khách hàng tố cáo Công ty Nam Thị đã tự ý bán một căn hộ, sàn tầng thương mại cho nhiều người.
Trước đó, từ ngày 3/11, nhiều cư dân tại chung cư Topaz City nằm trên đường Tạ Quang Bửu (quận 8, TP.HCM) cũng đã tổ chức căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư dự án là Công ty CP thương mại dịch vụ xây dựng kinh doanh nhà Vạn Thái (Vạn Thái Land) dự án đã hoàn thiện và dọn vào ở đã lâu nhưng đến nay Vạn Thái Land vẫn chưa tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu ban quản trị.
Trước đó tại các dự án léman luxury apartments hay DockLands SaiGon cũng xảy ra khúc mắc giữa người dân và chủ đầu tư.
Nhận định về nguyên nhân của tình trạng tranh chấp tại nhiều chung cư thời gian qua, Bộ Xây dựng cho rằng có 5 nguyên nhân. Trong đó, Bộ cũng thừa nhận vai trò quản lý Nhà nước của các cơ quan chuyên ngành và chính quyền địa phương ở một số nơi chưa thực hiện tốt, chưa giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp ngay từ khi mới phát sinh dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài...
-
Những điều cần biết trước khi mua chung cư
Chung cư đang dần trở thành lựa chọn được nhiều người có nhu cầu định cư tại các thành phố lớn ưa chuộng, phần lớn vì mức giá phù hợp hơn so với việc mua nhà mặt đất. Do đó, số lượng dự án chung cư mọc lên ngày càng nhiều, và điều này cũng khiến nhiề...
-
Hòa Bình Green City: Cuộc chiến quỹ bảo trì vẫn chưa đi đến hồi kết
Mới đây, văn phòng UBND TP Hà Nội một lần nữa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn liên quan đến quỹ bảo trì, sổ hồng tại chung cư Hoà Bình Green City....
-
Cưỡng chế kê biên tài sản chủ đầu tư nếu không có kinh phí bàn giao quỹ bảo trì
CafeLand - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 30 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99 ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở, trong đó sửa đổi bổ sung Điều 37 thủ tục cưỡng chế bàn g...