Trước thực trạng giá xăng dầu giảm mạnh trong thời gian gần đây nhưng giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, giá vật liệu xây dựng vẫn tăng, Bộ Tài chính đã có những lý giải về việc này.
Bộ Tài chính lý giải, mặc dù giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong nhưng giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu vẫn có biến động tăng do nhiều yếu tố tác động đan xen như tác động của giá nguyên vật liệu đầu vào, mức độ tồn kho, năng lực sản xuất, nhu cầu biến động mang tính mùa vụ.
Ngoài ra, một số mặt hàng có giá nguyên liệu đầu vào tăng trong một thời gian dài nên chưa thể giảm giá ngay hoặc cần độ trễ sau khi giá xăng dầu giảm....
Thủ tướng yêu cầu kiểm soát giá vật liệu xây dựng sau khi xăng dầu giảm mạnh
Để tránh việc lợi dụng xu hướng tăng giá xăng dầu từ đầu năm hoặc cố tình kết cấu thêm những khoản chi phí ngoài giá để tăng giá bất hợp lý, mới đây Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành địa phương kiểm soát chặt giá các hàng hóa, dịch vụ.
Với mặt hàng vật liệu xây dựng, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng phối hợp với địa phương quản lý hiệu quả nguồn cung; xử lý kịp thời các trường hợp găm hàng, giữ hàng, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đẩy giá các loại vật liệu xây dựng tăng cao bất hợp lý, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các công trình, dự án đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia.
Bên cạnh đó, yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo các Sở Xây dựng đẩy mạnh công tác theo dõi, cập nhật biến động giá để kịp thời công bố giá vật liệu xây dựng; nghiên cứu rút ngắn chu kỳ công bố theo quy định.
Hiện giá vật liệu xây dựng và nhân công sửa chữa nhà ở tăng lên do nhu cầu nguyên liệu đầu vào tăng, đồng thời giá nguyên liệu đầu vào và giá vận chuyển tăng...", Bộ Tài chính dẫn chứng.
Bộ Xây dựng cho biết, so với giá thời điểm quý 1, 2.2020, tỷ lệ tăng giá bình quân của các loại vật liệu như thép tăng khoảng 30-40%, xi măng 15-20%, nhựa đường 15-20%, cát bê tông tăng 20%, đá xây dựng tăng 10%, đất đắp nền tăng 30-40%.
Thị trường vật liệu xây dựng trong thời gian tới vẫn còn nhiều biến động, chịu ảnh hưởng bởi thị trường nguyên liệu đầu vào nhập khẩu như xi măng, sắt thép, nhựa đường hay các vật liệu khai thác như cát, đá, đất đắp.
Hiện áp lực lạm phát vẫn phụ thuộc vào diễn biến giá nguyên, nhiên, vật liệu, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu hiện diễn biến khó lường, do đó cần theo dõi sát, nắm chắc tình hình để chủ động xử lý theo thẩm quyền, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.
-
6 tháng cuối năm, giá vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục tăng
Giá các loại vật liệu xây dựng như thép, xi măng, cát, đá, nhựa đường... được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí khai thác, sản xuất đều tăng.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ra chỉ đạo “nóng” ngăn chặn nạn đầu cơ làm tăng giá cát xây dựng
Sau 3 tháng bỏ quy định kê khai giá cát, Quảng Ngãi yêu cầu doanh nghiệp thực hiện kê khai giá cát trở lại để ngăn ngừa tình trạng đầu cơ, độc quyền làm tăng giá cát xây dựng.
-
Lấp “lỗ hổng” thất thoát, lãng phí trong hệ thống định mức, đơn giá xây dựng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện chính sách, bảo đảm việc ban hành định mức, đơn giá xây dựng được kịp thời, phù hợp với thị trường, chống thất thoát, lãng phí....