Thời gian qua, các địa phương như TP Hà Nội, TP.HCM đã có nhiều giải pháp để triển khai thực hiện những dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc và bất động sản. Tuy nhiên, thực tế việc triển khai còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt đối với việc khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc; xác định giá đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở lưu trú cho công nhân.
Để kịp thời khắc phục tình trạng trên, Thủ tướng ban hành công điện nhằm tập trung tháo gỡ vướng mắc về đất đai, vật liệu xây dựng để thực hiện các dự án đường bộ cao tốc và bất động sản.
Giá vật liệu xây dựng cần được quản lý chặt, không để nâng giá, ép giá, bán cao hơn với mức giá được địa phương công bố
Trong công điện ngày 1/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các dự án cao tốc là công trình quốc gia, phục vụ lợi ích chung cả nước, vì vậy chủ tịch các tỉnh, thành phải dành sự ưu tiên cao nhất về nguồn lực, vật liệu để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Các địa phương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng trong trường hợp để xảy ra tình trạng giấy phép khai thác khoáng sản hết hạn, không đủ điều kiện gia hạn, thiếu nguồn vật liệu cung cấp cho dự án.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành chỉ đạo các sở, ngành, các huyện, thị xã có trách nhiệm cùng với các chủ đầu tư, nhà thầu thỏa thuận với các chủ sở hữu về giá đền bù, hỗ trợ, thuê đất, bồi thường cây cối, hoa màu... đối với mỏ mới nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ các dự án, đảm bảo phù hợp với mặt bằng giá bồi thường của nhà nước quy định.
Đặc biệt, giá vật liệu xây dựng cần được quản lý chặt, không để nâng giá, ép giá, bán cao hơn với mức giá được địa phương công bố.
"Trường hợp phát hiện tình trạng cố tình thông đồng, ép giá cao hơn so với giá đã công bố phải xử phạt, xem xét thu hồi giấy phép", công điện nêu.
Ngoài ra, địa phương cũng được giao bám sát diễn biến thị trường để cập nhật, công bố giá vật liệu xây dựng thông thường, chỉ số giá xây dựng phù hợp với mặt bằng giá trong khu vực. Người đứng đầu sở ngành, địa phương không hoàn thành nhiệm vụ nêu trên sẽ bị xem xét xử lý trách nhiệm.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương xây dựng kế hoạch và chịu trách nhiệm toàn diện về nhu cầu vật liệu thi công (bao gồm đất, đá, cát đắp nền) cho các dự án cao tốc; có biểu đồ nhu cầu vật liệu theo tiến độ dự án đến năm 2024.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp toàn bộ trữ lượng mỏ cát đắp nền và công suất khai thác từng năm; phân quyền thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
-
Lo giá nhà “chạy” theo giá vật liệu xây dựng
Cùng với sắt thép, giá của nhiều vật liệu xây dựng khác cũng tăng cao đã khiến giá thành xây dựng bị đẩy lên, nguy cơ tăng giá nhà đang hiện hữu.
-
Người xây nhà gặp khó vì giá vật liệu xây dựng leo thang
Các mặt hàng sắt thép, cát xây dựng... tăng giá phi mã từ đầu năm đến nay đã khiến nhiều người có kế hoạch xây dựng nhà cửa phải đắn đo, suy đi tính lại.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....